Thành viên bù trừ có được sử dụng chứng khoán để thực hiện ký quỹ cho giao dịch chứng khoán phái sinh không?
Thành viên bù trừ có được sử dụng chứng khoán để thực hiện ký quỹ cho giao dịch chứng khoán phái sinh không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 58/2021/TT-BTC có quy định như sau:
Tài sản ký quỹ
1. Nhà đầu tư và thành viên bù trừ được sử dụng tiền và chứng khoán để thực hiện ký quỹ cho giao dịch chứng khoán phái sinh.
2. Chứng khoán được thành viên bù trừ cho phép nhà đầu tư nộp làm tài sản ký quỹ phải đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Là chứng khoán có trong danh sách chứng khoán được chấp nhận ký quỹ do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam công bố theo quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Không phải là tài sản bảo đảm trong các giao dịch theo quy định pháp luật dân sự về giao dịch tài sản bảo đảm, kể cả cổ phiếu được mua trong giao dịch vay mua ký quỹ; không phải là tài sản đang bị phong tỏa bởi tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước theo quy định pháp luật liên quan hoặc không phải là tài sản đang được cho vay theo quy định pháp luật;
c) Đáp ứng các tiêu chí khác của thành viên bù trừ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì thành viên bù trừ được sử dụng chứng khoán để thực hiện ký quỹ cho giao dịch chứng khoán phái sinh.
Thành viên bù trừ có được sử dụng chứng khoán để thực hiện ký quỹ cho giao dịch chứng khoán phái sinh không? (Hình từ Internet)
Chứng khoán được VSDC chấp nhận là tài sản ký quỹ cho các vị thế chứng khoán phái sinh phải có các tiêu chí nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 58/2021/TT-BTC thì chứng khoán được VSDC chấp nhận là tài sản ký quỹ cho các vị thế chứng khoán phái sinh phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:
- Thuộc danh sách tài sản được chấp nhận ký quỹ của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Không thuộc loại bị cảnh báo, bị kiểm soát, tạm ngừng giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh; hoặc chứng khoán của các tổ chức phát hành đang trong tình trạng thanh lý, giải thể, phá sản, hợp nhất, sáp nhập;
- Không bị cầm cố, phong tỏa, tạm giữ tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
- Thuộc loại tự do chuyển nhượng và đã được lưu ký trên tài khoản chứng khoán giao dịch tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam; là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên ký quỹ là nhà đầu tư, thành viên bù trừ;
- Đáp ứng các tiêu chí khác theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Thành viên bù trừ có thể rút bớt tài sản ký quỹ trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 58/2021/TT-BTC có quy định như sau:
Ký quỹ của thành viên bù trừ
1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định mức ký quỹ yêu cầu mà thành viên bù trừ phải nộp cho các vị thế đứng tên thành viên bù trừ vẫn còn đang lưu hành sau khi kết thúc giờ giao dịch.
2. Mức ký quỹ yêu cầu được xác định dựa trên các loại ký quỹ rủi ro, ký quỹ song hành Hợp đồng tương lai, ký quỹ chuyển giao Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ, ký quỹ tối thiểu và các yếu tố khác mà Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xét thấy là cần thiết.
3. Thành viên bù trừ phải nộp bổ sung tài sản ký quỹ trong trường hợp giá trị tài sản ký quỹ không đáp ứng được mức ký quỹ yêu cầu do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định. Thành viên bù trừ được rút bớt tài sản ký quỹ nếu giá trị tài sản ký quỹ vượt mức ký quỹ yêu cầu theo quy định của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
4. Thành viên bù trừ có thể nộp ký quỹ bằng tiền hoặc chứng khoán nhưng phải đảm bảo tỷ lệ tiền ký quỹ không thấp hơn 80% mức ký quỹ yêu cầu, trừ trường hợp nhà đầu tư nắm giữ vị thế bán hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ thực hiện hợp đồng dưới hình thức chuyển giao tài sản cơ sở thực hiện ký quỹ bằng trái phiếu Chính phủ có thể chuyển giao.
5. Trong ngày giao dịch, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam định kỳ tiến hành giám sát giá trị tài sản ký quỹ của thành viên bù trừ. Trường hợp thành viên bù trừ không đảm bảo giá trị tài sản ký quỹ theo yêu cầu, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có quyền cảnh báo thành viên bù trừ và áp dụng một trong các biện pháp xử lý sau:
a) Đề nghị Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đình chỉ giao dịch đối với các tài khoản giao dịch liên quan, trừ các giao dịch đối ứng để giảm vị thế;
b) Yêu cầu thành viên bù trừ (đối với tài khoản tự doanh) hoặc thông qua thành viên bù trừ yêu cầu nhà đầu tư (đối với tài khoản của nhà đầu tư) bổ sung tài sản ký quỹ, thực hiện giao dịch đối ứng để giảm vị thế.
…
Như vậy, theo quy định trên thì Thành viên bù trừ có thể rút bớt tài sản ký quỹ nếu giá trị tài sản ký quỹ vượt mức ký quỹ yêu cầu theo quy định của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?