Thành viên bù trừ có bị từ chối thế vị giao dịch chứng khoán khi giao dịch không có số hiệu lệnh bên mua?
- Căn cứ thực hiện thế vị giao dịch chứng khoán cho thành viên bù trừ là gì?
- Thành viên bù trừ có bị từ chối thế vị giao dịch chứng khoán khi giao dịch không có số hiệu lệnh bên mua?
- Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phải thông báo với ai về giao dịch chứng khoán bị từ chối thế vị và loại bỏ thanh toán?
Căn cứ thực hiện thế vị giao dịch chứng khoán cho thành viên bù trừ là gì?
Theo khoản 45 Điều 3 Nghị định 155/2020/NĐ-CP thì thế vị giao dịch chứng khoán là việc thay thế một bên trong giao dịch chứng khoán bằng một bên khác, trong đó bên thay thế kế thừa tất cả các quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan đến giao dịch chứng khoán của bên bị thay thế.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 150 Nghị định 155/2020/NĐ-CP như sau:
Tổ chức hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm
1. Hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm áp dụng đối với hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch thực hiện trên hệ thống giao dịch chứng khoán, ngoại trừ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch công cụ nợ.
2. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện thế vị, bù trừ và xác định nghĩa vụ thanh toán giao dịch chứng khoán cho các thành viên bù trừ căn cứ vào kết quả giao dịch hợp lệ do Sở giao dịch chứng khoán cung cấp.
3. Việc thanh toán chuyển giao chứng khoán tại Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và thanh toán tiền tại ngân hàng thanh toán được thực hiện trên cơ sở nghĩa vụ thanh toán chứng khoán và tiền do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định.
4. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam chịu trách nhiệm đảm bảo thanh toán giao dịch chứng khoán của thành viên bù trừ thông qua cơ chế ký quỹ và các biện pháp phòng ngừa rủi ro theo quy định pháp luật.
5. Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn triển khai hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm.
Theo đó, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện thế vị giao dịch chứng khoán cho thành viên bù trừ căn cứ vào kết quả giao dịch hợp lệ do Sở giao dịch chứng khoán cung cấp.
Thành viên bù trừ có bị từ chối thế vị giao dịch chứng khoán khi giao dịch không có số hiệu lệnh bên mua? (Hình từ Internet)
Thành viên bù trừ có bị từ chối thế vị giao dịch chứng khoán khi giao dịch không có số hiệu lệnh bên mua?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 37 Thông tư 119/2020/TT-BTC có quy định như sau:
Từ chối thế vị giao dịch của thành viên bù trừ và loại bỏ thanh toán giao dịch chứng khoán
1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có quyền từ chối thế vị và loại bỏ thanh toán giao dịch chứng khoán trong các trường hợp sau:
a) Thành viên bù trừ, khách hàng của thành viên bù trừ bán chứng khoán khi chưa sở hữu không đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính;
b) Giao dịch của thành viên bù trừ hoặc khách hàng của thành viên bù trừ được thực hiện sau khi Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thông báo cho Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam về việc đình chỉ giao dịch đối với thành viên bù trừ đó;
c) Giao dịch thực hiện đối với mã chứng khoán chưa được chấp nhận bù trừ, thanh toán trên hệ thống của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam;
d) Giao dịch có số hiệu tài khoản không hợp lệ do số đăng ký thành viên bù trừ hoặc ký tự loại tài khoản giao dịch không tồn tại;
đ) Giao dịch có các thông tin không hợp lệ gồm: không có mã phiên giao dịch; ngày giao dịch khác ngày hiện tại; không có số hiệu lệnh bên mua hoặc bên bán; giá, khối lượng giao dịch nhỏ hơn hoặc bằng không; không có xác nhận lệnh;
e) Giao dịch có tổ hợp bốn thông tin mã thị trường, mã bảng giao dịch, mã chứng khoán, số xác nhận lệnh trùng với giao dịch đã nhận trước đó;
g) Các trường hợp khác sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
...
Như vậy, trường hợp giao dịch chứng khoán của thành viên bù trừ không có số hiệu lệnh bên mua thì Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam sẽ từ chối thế vị loại bỏ thanh toán giao dịch chứng khoán đó.
Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phải thông báo với ai về giao dịch chứng khoán bị từ chối thế vị và loại bỏ thanh toán?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Thông tư 119/2020/TT-BTC như sau:
Từ chối thế vị giao dịch của thành viên bù trừ và loại bỏ thanh toán giao dịch chứng khoán
...
2. Thành viên bù trừ có giao dịch bị từ chối thế vị và loại bỏ thanh toán tại các điểm a, b khoản 1 Điều này phải bồi thường cho tổ chức, cá nhân có giao dịch đối ứng liên quan theo mức 20% giá trị giao dịch bị từ chối thế vị hoặc không được thanh toán. Trường hợp là hành vi vi phạm pháp luật, thành viên bù trừ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
3. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho Sở giao dịch chứng khoán các giao dịch bị từ chối thế vị và loại bỏ thanh toán.
Theo đó, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam phải thông báo cho Sở giao dịch chứng khoán các giao dịch chứng khoán bị từ chối thế vị và loại bỏ thanh toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hương ước quy ước được thể hiện dưới hình thức nào? Hương ước quy ước thông qua khi nào theo quy định?
- Nhà thầu có được hưởng ưu đãi khi sử dụng số lượng lao động là người dân tộc thiểu số từ 25% trở lên hay không?
- Công ty không có nội quy lao động thì có bị xử phạt hay không theo quy định của Bộ luật Lao động?
- Có được giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho trường hợp chết của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không?
- Nhà nước thu hồi đất có phải bồi thường về đất đối với tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao không?