Thành viên Ban kiểm soát Tổng công ty cao su Việt Nam có được là người có tiền án về các tội danh liên quan đến hoạt động kinh tế không?
Thành viên Ban kiểm soát Tổng công ty cao su Việt Nam có được là người có tiền án, tiền sự không?
Theo quy định khoản 2 Điều 18 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty cao su Việt Nam được phê chuẩn tại Nghị định 43-CP năm 1995 quy định như sau:
Ban kiểm soát:
1. Ban kiểm soát có 5 thành viên, trong đó một thành viên Hội đồng Quản trị làm Trưởng ban theo sự phân công của Hội đồng Quản trị và 4 thành viên khác do Hội đồng Quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật; gồm một thành viên là chuyên viên kế toán một thành viên do Đại hội công nhân viên chức Tổng công ty giới thiệu, một thành viên do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm giới thiệu và một thành viên do Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp giới thiệu.
2. Thành viên Ban kiểm soát phải là người không phải là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, anh, chị, em ruột của Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng Tổng công ty và không được kiêm nhiệm bất cứ nhiệm vụ nào trong bộ máy điều hành của Tổng công ty hoặc bất cứ chức vụ nào trong các doanh nghiệp khác cùng ngành kinh tế - kỹ thuật với Tổng công ty.
3. Thành viên Ban kiểm soát phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Là chuyên gia về kế toán, kiểm toán, kinh tế, công nghệ trồng và chế biến cao su; hiểu biết pháp luật;
b) Có thâm niên công tác về các chuyên ngành trên không dưới 5 năm;
c) Không có tiền án, tiền sự về các tội danh liên quan đến hoạt động kinh tế.
...
Đối chiếu quy định trên, thành viên Ban kiểm soát Tổng công ty cao su Việt Nam phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Là chuyên gia về kế toán, kiểm toán, kinh tế, công nghệ trồng và chế biến cao su; hiểu biết pháp luật;
- Có thâm niên công tác về các chuyên ngành trên không dưới 5 năm;
- Không có tiền án, tiền sự về các tội danh liên quan đến hoạt động kinh tế.
Thành viên Ban kiểm soát Tổng công ty cao su Việt Nam có được là người có tiền án về các tội danh liên quan đến hoạt động kinh tế không? (Hình từ Internet)
Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát Tổng công ty cao su Việt Nam là bao nhiêu năm?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty cao su Việt Nam được phê chuẩn tại Nghị định 43-CP năm 1995 quy định như sau:
Ban kiểm soát:
...
4. Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát là 5 năm. Trong quá trình công tác, nếu không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị thay thế.
5. Thành viên Ban kiểm soát được hưởng tiền lương, tiền thưởng do Hội đồng Quản trị quyết định theo chế độ của Nhà nước.
Theo đó, nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát Tổng công ty cao su Việt Nam là 5 năm. Trong quá trình công tác, nếu không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị thay thế.
Ban kiểm soát Tổng công ty cao su Việt Nam có những quyền hạn gì?
Theo quy định tại Điều 19 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty cao su Việt Nam được phê chuẩn tại Nghị định 43-CP năm 1995 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Ban kiểm soát:
1. Thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng Quản trị giao về việc kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng Giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên Tổng công ty trong hoạt động tài chính, chấp hành pháp luật, Điều lệ Tổng công ty, các nghị quyết và quyết định của Hội đồng Quản trị;
2. Báo cáo Hội đồng Quản trị theo định kỳ hàng quý và hàng năm và theo vụ việc về kết quả kiểm tra, giám sát của mình; kịp thời phát hiện và báo cáo ngay Hội đồng Quản trị về những hoạt động không bình thường, có dấu hiệu phạm pháp trong Tổng công ty;
3. Không được tiết lộ kết quả kiểm tra, giám sát khi chưa được Hội đồng Quản trị cho phép; phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và pháp luật nếu cố ý bỏ qua hoặc bao che những hành vi phạm pháp.
Như vậy, Ban kiểm soát Tổng công ty cao su Việt Nam có những quyền hạn sau đây:
- Thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng Quản trị giao về việc kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng Giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên Tổng công ty trong hoạt động tài chính, chấp hành pháp luật, Điều lệ Tổng công ty, các nghị quyết và quyết định của Hội đồng Quản trị;
- Báo cáo Hội đồng Quản trị theo định kỳ hàng quý và hàng năm và theo vụ việc về kết quả kiểm tra, giám sát của mình; kịp thời phát hiện và báo cáo ngay Hội đồng Quản trị về những hoạt động không bình thường, có dấu hiệu phạm pháp trong Tổng công ty;
- Không được tiết lộ kết quả kiểm tra, giám sát khi chưa được Hội đồng Quản trị cho phép; phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và pháp luật nếu cố ý bỏ qua hoặc bao che những hành vi phạm pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?