Thành viên Ban Chấm điểm của Hội đồng xét thăng hạng viên chức trong cơ quan của Đảng cần có những tiêu chuẩn nào?
- Thành viên Ban Chấm điểm giúp việc Hội đồng xét thăng hạng viên chức trong cơ quan của Đảng cần có những tiêu chuẩn nào?
- Ban Chấm điểm giúp việc Hội đồng xét thăng hạng viên chức trong cơ quan của Đảng sẽ có những quyền hạn và trách nhiệm gì?
- Hội đồng sơ tuyển khi xét thăng hạng viên chức trong cơ quan của Đảng sẽ có trách nhiệm gì?
Thành viên Ban Chấm điểm giúp việc Hội đồng xét thăng hạng viên chức trong cơ quan của Đảng cần có những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Quy chế xét thăng hạng viên chức trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội, ban hành kèm theo Quyết định 1696-QĐ/BTCTW năm 2017 như sau:
Các bộ phận giúp việc Hội đồng
Giúp việc Hội đồng có các bộ phận được áp dụng theo Điều 12,13 Thông tư số 12/2012/TT-BNV ngày 18-12-2012 của Bộ Nội vụ, trong đó Ban Chấm thi viết thay bằng Ban Chấm điểm qua hồ sơ của từng viên chức dự xét thăng hạng.
1. Tiêu chuẩn thành viên Ban Chấm điểm
a) Thành viên Ban Chấm điểm là những người có phẩm chất đạo đức trong sáng, có uy tín trong đội ngũ viên chức của cơ quan, đơn vị và của Ngành, lĩnh vực (tùy theo cấp độ Hội đồng).
b) Ban Chấm điểm hạng nào thì Thành viên phải là công chức, viên chức hạng đó trở lên (Ví dụ: Ban Chấm điểm Viên chức hạng II, thì thành viên Ban Chấm điểm phải là hạng II trở lên). Trường hợp thành viên Ban Chấm điểm trong cơ quan, đơn vị không đủ theo yêu cầu, Hội đồng xét thăng hạng báo cáo với lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét mời thêm thành viên Ban Chấm điểm bên ngoài cơ quan, đơn vị có trình độ chuyên môn và phẩm chất đáp ứng được yêu cầu theo quy định, số lượng cụ thể do Hội đồng xem xét trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định.
...
Như vậy, thành viên Ban Chấm điểm giúp việc Hội đồng xét thăng hạng viên chức trong cơ quan của Đảng cần có những tiêu chuẩn như sau:
(1) Thành viên Ban Chấm điểm là những người có phẩm chất đạo đức trong sáng, có uy tín trong đội ngũ viên chức của cơ quan, đơn vị và của Ngành, lĩnh vực (tùy theo cấp độ Hội đồng).
(2) Ban Chấm điểm hạng nào thì Thành viên phải là công chức, viên chức hạng đó trở lên (Ví dụ: Ban Chấm điểm Viên chức hạng II, thì thành viên Ban Chấm điểm phải là hạng II trở lên).
Trường hợp thành viên Ban Chấm điểm trong cơ quan, đơn vị không đủ theo yêu cầu, Hội đồng xét thăng hạng báo cáo với lãnh đạo cơ quan, đơn vị xem xét mời thêm thành viên Ban Chấm điểm bên ngoài cơ quan, đơn vị có trình độ chuyên môn và phẩm chất đáp ứng được yêu cầu theo quy định, số lượng cụ thể do Hội đồng xem xét trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định.
Thăng hạng viên chức (Hình từ Internet)
Ban Chấm điểm giúp việc Hội đồng xét thăng hạng viên chức trong cơ quan của Đảng sẽ có những quyền hạn và trách nhiệm gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Quy chế xét thăng hạng viên chức trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội, ban hành kèm theo Quyết định 1696-QĐ/BTCTW năm 2017 như sau:
Các bộ phận giúp việc Hội đồng
...
2. Quyền hạn, trách nhiệm Ban Chấm điểm
a) Ban Chấm điểm có trách nhiệm căn cứ quy định về điểm chuẩn, điểm cộng của Quy chế này, đối chiếu với từng hồ sơ viên chức dự xét thăng hạng để chấm điểm. Thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
b) Ban Chấm điểm có trách nhiệm tổng hợp điểm của từng viên chức từ cao xuống thấp theo danh sách cơ quan, đơn vị và gửi báo cáo về Hội đồng xét thăng hạng xem xét quyết định.
c) Trường hợp Hội đồng xét thăng hạng ở cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Trung ương hoặc địa phương có tính đặc thù muốn quy đổi “điểm chuẩn” sang 1 (một) số “điểm cộng” phải có văn bản thỏa thuận với Ban Tổ chức Trung ương trước khi tổ chức xét thăng hạng.
d) Ban Chấm điểm tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Như vậy, Ban Chấm điểm giúp việc Hội đồng xét thăng hạng viên chức trong cơ quan của Đảng sẽ có những quyền hạn và trách nhiệm sau đây:
(1) Ban Chấm điểm có trách nhiệm căn cứ quy định về điểm chuẩn, điểm cộng của Quy chế này, đối chiếu với từng hồ sơ viên chức dự xét thăng hạng để chấm điểm. Thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
(2) Ban Chấm điểm có trách nhiệm tổng hợp điểm của từng viên chức từ cao xuống thấp theo danh sách cơ quan, đơn vị và gửi báo cáo về Hội đồng xét thăng hạng xem xét quyết định.
(3) Trường hợp Hội đồng xét thăng hạng ở cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Trung ương hoặc địa phương có tính đặc thù muốn quy đổi “điểm chuẩn” sang 1 (một) số “điểm cộng” phải có văn bản thỏa thuận với Ban Tổ chức Trung ương trước khi tổ chức xét thăng hạng.
(4) Ban Chấm điểm tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Hội đồng sơ tuyển khi xét thăng hạng viên chức trong cơ quan của Đảng sẽ có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Quy chế xét thăng hạng viên chức trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội, ban hành kèm theo Quyết định 1696-QĐ/BTCTW năm 2017 như sau:
Trách nhiệm của Hội đồng sơ tuyển, Hội đồng cơ sở
1. Thẩm quyền, trách nhiệm của Hội đồng sơ tuyển
a) Hội đồng sơ tuyển do các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các cấp ủy trực thuộc Trung ương thành lập.
b) Thành phần, cơ cấu như Hội đồng xét thăng hạng và có thẩm quyền xét thăng hạng từ viên chức chính (viên chức hạng II) trở xuống.
c) Hội đồng sơ tuyển có trách nhiệm thẩm định hồ sơ viên chức do các Hội đồng cơ sở thuộc phạm vi cơ quan, đơn vị, cấp ủy trực thuộc Trung ương quản lý theo đúng quy định của Luật Viên chức và Quy chế này.
...
Như vậy, có thể thấy rằng Hội đồng sơ tuyển khi xét thăng hạng viên chức trong cơ quan của Đảng sẽ có trách nhiệm sau:
(1) Hội đồng sơ tuyển do các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các cấp ủy trực thuộc Trung ương thành lập.
(2) Thành phần, cơ cấu như Hội đồng xét thăng hạng và có thẩm quyền xét thăng hạng từ viên chức chính (viên chức hạng II) trở xuống.
(3) Hội đồng sơ tuyển có trách nhiệm thẩm định hồ sơ viên chức do các Hội đồng cơ sở thuộc phạm vi cơ quan, đơn vị, cấp ủy trực thuộc Trung ương quản lý theo đúng quy định của Luật Viên chức và Quy chế này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?