Thanh tra viên chính Công an nhân dân phải công tác trong ngành công an từ bao nhiêu năm trở lên?
Thanh tra viên chính Công an nhân dân phải công tác trong ngành công an từ bao nhiêu năm trở lên?
Theo khoản 4 Điều 4 Quyết định 09/2010/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn ngạch Thanh tra viên chính Công an nhân dân như sau:
Tiêu chuẩn Thanh tra viên chính
...
4. Trình độ và điều kiện khác:
a) Nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học ngành công an hoặc đại học ngành khác trở lên đã được bồi dưỡng nghiệp vụ công an, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ Thanh tra viên chính;
b) Chính trị: Trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương;
c) Quản lý nhà nước: Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình Chuyên viên chính;
d) Ngoại ngữ: Trình độ B trở lên (một trong năm thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Đức). Tiêu chuẩn này không bắt buộc đối với sỹ quan nghe, nói được một trong các tiếng dân tộc thiểu số tại địa bàn công tác;
đ) Tin học: Trình độ tin học văn phòng;
e) Đã qua công tác trong ngành công an từ mười một năm trở lên, trong đó có ít nhất một năm làm công tác thanh tra. Nếu đã được bổ nhiệm Thanh tra viên phải được chín năm trở lên.
Theo quy định Thanh tra viên chính Công an nhân dân phải qua công tác trong ngành công an từ mười một năm trở lên, trong đó có ít nhất một năm làm công tác thanh tra. Nếu đã được bổ nhiệm Thanh tra viên phải được chín năm trở lên.
Nhiệm vụ của Thanh tra viên chính Công an nhân dân được quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 4 Quyết định 09/2010/QĐ-TTg quy định Thanh tra viên chính Công an nhân dân thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Nghiên cứu, đề xuất những vấn đề về tổ chức và hoạt động thanh tra, biện pháp chỉ đạo công tác thanh tra thuộc thẩm quyền của Công an cấp tỉnh, Cục và tương đương trở lên;
- Xây dựng kế hoạch thanh tra, tổ chức thực hiện quyết định thanh tra về thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giúp thủ trưởng đơn vị xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân theo quy định;
- Lập hồ sơ và tiến hành xác minh, kết luận rõ nội dung thanh tra, kiến nghị các biện pháp giải quyết;
- Kiểm tra kết quả thanh tra do Thanh tra viên thực hiện theo phân công của lãnh đạo khi tham gia Đoàn Thanh tra;
- Xây dựng văn bản chỉ đạo công tác thanh tra, biên soạn tài liệu và hướng dẫn, phổ biến nghiệp vụ công tác thanh tra cho Thanh tra viên và công tác viên thanh tra trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao;
- Thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Thanh tra 2010 và Điều 50 Luật Thanh tra 2010, cụ thể như sau:
Điều 40. Xử lý và chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết luận thanh tra hoặc nhận được kết luận thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra:
a) Xử lý, yêu cầu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý sai phạm về kinh tế;
b) Xử lý, yêu cầu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Áp dụng, yêu cầu hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật;
d) Xử lý vấn đề khác thuộc thẩm quyền trong kết luận thanh tra.
...
Điều 50. Kết luận thanh tra hành chính
1. Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra và gửi tới Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên, đối tượng thanh tra. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước là người ra quyết định thanh tra thì kết luận thanh tra còn phải được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
2. Kết luận thanh tra phải có các nội dung sau đây:
a) Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra;
b) Kết luận về nội dung thanh tra;
c) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật;
d) Biện pháp xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị biện pháp xử lý.
3. Trong quá trình ra văn bản kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có quyền yêu cầu Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra báo cáo; yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận thanh tra.
Thanh tra viên chính Công an nhân dân phải công tác trong ngành công an từ bao nhiêu năm trở lên? (Hình từ Internet)
Các tiêu chuẩn chung mà Thanh tra viên cần phải có là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Thanh tra 2010 về tiêu chuẩn chung của Thanh tra viên như sau:
Tiêu chuẩn chung của Thanh tra viên
1. Thanh tra viên phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan;
b) Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối với Thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó;
c) Có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra;
d) Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự), trừ trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác từ 05 năm trở lên chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước.
2. Căn cứ vào tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, Chính phủ quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với Thanh tra viên của từng ngạch thanh tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?
- Tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong công tác thi đua khen thưởng theo Thông tư 93?
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?