Thanh tra việc quản lý, sử dụng tài sản cố định tại cơ quan hành chính như thế nào? Cơ quan nào thực hiện chức năng thanh tra?
Thanh tra là gì?
Theo Điều 3 Luật Thanh tra 2010 giải thích từ ngữ như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
2. Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.
[...]
8. Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.”
Theo đó, có 4 hoạt động thanh tra như sau:
Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó.
Thanh tra nhân dân là hình thức giám sát của nhân dân thông qua Ban thanh tra nhân dân đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.
Đồng thời, việc thanh tra dựa trên nguyên tắc được quy định tại Điều 7 Luật Thanh tra 2010, cụ thể:
“Điều 7. Nguyên tắc hoạt động thanh tra
1. Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.
2. Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.”
Thanh tra việc quản lý, sử dụng tài sản cố định tại cơ quan hành chính
Cơ quan nào thực hiện chức năng thanh tra?
Theo Điều 4 Luật Thanh tra 2010 quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra như sau:
“Điều 4. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
1. Cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm:
a) Thanh tra Chính phủ;
b) Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ);
c) Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);
d) Thanh tra sở;
đ) Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện).
2. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.”
Theo đó, cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm:
- Thanh tra Chính phủ;
- Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ);
- Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);
- Thanh tra sở;
- Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện).
Thanh tra việc quản lý, sử dụng tài sản cố định tại cơ quan hành chính quy định như thế nào?
Tại Tiểu mục 2.6 Mục C Quyết định 1692/QĐ-BTC năm 2011 quy định về việc thanh tra việc quản lý, sử dụng tài sản cố định như sau:
Tập hợp các báo cáo kiểm kê, sổ kế toán theo dõi tài sản cố định, báo cáo quyết toán và các văn bản xử lý chênh lệch phát sinh khi kiểm kê…
- Kiểm tra, đánh giá tính tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng tài sản (giao, nhận, bảo quản, sửa chữa, theo dõi, hạch toán kế toán); tính đầy đủ, hợp pháp của các hồ sơ tài liệu về quản lý tài sản cố định.
- Kiểm tra, đánh giá tính tuân thủ các quy định trong thực hiện nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; về quản lý, giao, nhận quyền sử dụng đất và thu, chi phát sinh trong quá trình quản lý, giao, nhận quyền sử dụng đất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?