Thanh tra sở thực hiện việc thanh tra theo kế hoạch hay thanh tra đột xuất? Thời hạn Thanh tra sở tiến hành thanh tra là bao nhiêu ngày?
Thanh tra sở thực hiện việc thanh tra theo kế hoạch hay thanh tra đột xuất?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Luật Thanh tra 2022 quy định như sau:
Vị trí, chức năng của Thanh tra sở
1. Thanh tra sở là cơ quan của sở, thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi mà sở được giao tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, Thanh tra sở thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi mà sở được giao tham mưu.
Đồng thời, tại Điều 46 Luật Thanh tra 2022 quy định về hình thức thanh tra như sau:
(1) Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch hoặc đột xuất.
(2) Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch thanh tra đã được ban hành.
(3) Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
Như vậy, thanh tra sở có thể thực hiện việc thanh tra theo kế hoạch hoặc thanh tra đột xuất. Cụ thể:
- Thanh tra sở tiến hành thanh tra theo kế hoạch thanh tra đã được ban hành.
- Thanh tra sở thanh tra đột xuất khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
Thanh tra sở thực hiện việc thanh tra theo kế hoạch hay thanh tra đột xuất? Thời hạn Thanh tra sở tiến hành thanh tra là bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)
Thời hạn Thanh tra sở tiến hành một cuộc thanh tra được quy định là bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Thời hạn thanh tra
1. Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra được quy định như sau:
a) Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày; trường hợp đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn lần thứ hai không quá 30 ngày;
b) Cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục, Thanh tra tỉnh tiến hành không quá 45 ngày; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn một lần không quá 30 ngày;
c) Cuộc thanh tra do Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp hoặc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì có thể gia hạn một lần không quá 15 ngày.
2. Thời gian tạm dừng cuộc thanh tra quy định tại Điều 70 của Luật này không tính vào thời hạn thanh tra.
Như vậy, theo quy định trên, thời hạn Thanh tra sở tiến hành một cuộc thanh tra là không quá 30 ngày.
Trong trường hợp phức tạp hoặc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì có thể gia hạn một lần không quá 15 ngày.
Thanh tra sở tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành theo trình tự, thủ tục nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 50 Luật Thanh tra 2022 thì Thanh tra sở tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành theo trình tự, thủ tục như sau:
(1) Chuẩn bị thanh tra, bao gồm:
- Ban hành quyết định thanh tra;
- Thông báo về việc công bố quyết định thanh tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 63 Luật Thanh tra 2022.
Trường hợp để bảo đảm việc thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo, trùng lặp, trước khi ban hành quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan thanh tra có thể quyết định việc thu thập thông tin theo quy định tại Điều 58 Luật Thanh tra 2022;
(2) Tiến hành thanh tra trực tiếp, bao gồm:
- Công bố quyết định thanh tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 64 Luật Thanh tra 2022;
- Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra;
- Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu;
- Xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình thanh tra (nếu có);
- Kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp;
(3) Kết thúc cuộc thanh tra, bao gồm:
- Báo cáo kết quả thanh tra;
- Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra;
- Thẩm định dự thảo kết luận thanh tra, trừ trường hợp không cần thiết phải thẩm định quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Thanh tra 2022;
- Ban hành kết luận thanh tra;
- Công khai kết luận thanh tra.
Lưu ý: Trường hợp luật khác có quy định về trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành khác với trình tự, thủ tục trên thì thực hiện theo quy định của luật đó.
Trường hợp để đáp ứng yêu cầu quản lý đặc thù của ngành, lĩnh vực, theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chính phủ quy định trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành khác với trình tự thủ tục trên nhưng phải bảo đảm có tối thiểu các thủ tục về ban hành quyết định thanh tra, công bố quyết định thanh tra, tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu, ban hành kết luận thanh tra, công khai kết luận thanh tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng đối với cán bộ cấp xã là bao nhiêu? Điều kiện để được thanh toán công tác phí?
- Cấp định danh cho doanh nghiệp, hợp tác xã đến 30/6/2025 phấn đấu đạt bao nhiêu phần trăm?
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?