Thanh tra Sở Giao thông vận tải có cơ cấu tổ chức thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Sở Giao thông vận tải là gì?
Thanh tra Sở Giao thông vận tải có cơ cấu tổ chức thế nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 57/2013/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở như sau:
Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở
1. Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, thanh tra viên và công chức khác.
Chánh Thanh tra do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.
Phó Chánh Thanh tra do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra. Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra.
2. Thanh tra Sở được tổ chức các đội nghiệp vụ.
3. Thanh tra Sở có con dấu và tài khoản riêng.
Theo quy định trên, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Giao thông vận tải gồm Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, thanh tra viên và công chức khác.
Thanh tra Sở Giao thông vận tải (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Sở Giao thông vận tải là gì?
Theo Điều 9 Nghị định 57/2013/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở
Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 24 Luật thanh tra, Điều 13 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Giám đốc Sở phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Sở Giao thông vận tải.
3. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Sở Giao thông vận tải, gồm:
a) Điều kiện, tiêu chuẩn và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ (bao gồm cả đường bộ trong đô thị), đường thủy nội địa, đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị (nếu có) do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quản lý hoặc được ủy quyền quản lý;
b) Điều kiện bảo đảm an toàn của phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa (trừ tàu biển), đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị;
c) Vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải;
d) Đào tạo, sát hạch, cấp bằng, giấy phép, chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ cho người điều khiển phương tiện giao thông và người vận hành phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong giao thông vận tải theo phân cấp;
đ) Việc kiểm định kỹ thuật phương tiện, thiết bị giao thông vận tải theo phân cấp;
e) Phối hợp với lực lượng công an và các tổ chức, lực lượng có liên quan khác trong việc phòng ngừa và xử lý các vi phạm nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông vận tải trong phạm vi trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải;
g) Phối hợp và hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, tổ chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải của Trung ương đặt tại địa phương trong hoạt động thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính việc chấp hành các quy định về bảo vệ, chống lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải trực tiếp quản lý.
4. Thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
5. Chủ trì các Đoàn thanh tra liên ngành hoặc tham gia các Đoàn thanh tra liên ngành do các sở, ngành ở địa phương thành lập; tham gia các Đoàn thanh tra do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chánh Thanh tra Bộ thành lập.
6. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở Giao thông vận tải.
7. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Thanh tra Sở Giao thông vận tải có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 9 nêu trên.
Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải có những nhiệm vụ nào?
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 57/2013/NĐ-CP về nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở
Chánh Thanh tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 25 Luật thanh tra, Điều 14 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Báo cáo Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình.
2. Quyết định thành lập Đoàn thanh tra theo kế hoạch; quyết định việc thanh tra đột xuất theo quy định của pháp luật; trình Giám đốc Sở ra quyết định thành lập Đoàn thanh tra liên ngành theo kế hoạch thanh tra được phê duyệt hoặc theo yêu cầu đột xuất.
3. Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt động thanh tra; mời chuyên gia tham gia Đoàn thanh tra khi cần thiết.
4. Xây dựng kế hoạch công tác; chỉ đạo đội thanh tra thực hiện nhiệm vụ thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính.
5. Phối hợp thực hiện việc cưỡng chế khi có Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chánh Thanh tra Bộ, Tổng cục trưởng, Cục trưởng trên địa bàn.
6. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 10 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đăng ký thực hiện dự án đầu tư công trình năng lượng chuẩn Thông tư 27? Tải về mẫu?
- Mẫu phiếu biểu quyết về việc thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng? Tải về mẫu phiếu biểu quyết?
- Cơ cấu tổ chức của Quỹ Hỗ trợ nông dân có bao gồm Ban kiểm soát không? Nếu có thì thành viên Ban Kiểm soát do ai bổ nhiệm?
- 05 nguyên tắc thực hiện công tác xã hội trong trường học? Nội dung công tác xã hội trong trường học gồm những gì?
- Báo cáo kiểm toán nội bộ phải trình bày nội dung gì? Báo cáo kiểm toán nội bộ phải có chữ ký của ai?