Thanh tra giao thông đường bộ được phép dừng phương tiện đường bộ khi nào? Hiệu lệnh dừng phương tiện đường bộ của thanh tra giao thông thực hiện thông qua các tín hiệu nào?
Thanh tra giao thông đường bộ được phép dừng phương tiện đường bộ khi nào?
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 02/2014/TT-BGTVT có quy định về các trường hợp thanh tra giao thông được dừng phương tiện đường bộ như sau:
Các trường hợp dừng phương tiện đường bộ
Thanh tra viên, công chức thanh tra được phép dừng phương tiện đường bộ trong các trường hợp sau đây:
1. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 55 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Khi phát hiện phương tiện có các dấu hiệu theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 86 Luật Giao thông đường bộ, cụ thể như sau:
a) Vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường bộ;
b) Vượt khổ giới hạn cho phép của cầu, đường bộ;
c) Xe bánh xích lưu thông trực tiếp trên đường mà không thực hiện biện pháp bảo vệ đường theo quy định;
d) Đổ đất, vật liệu xây dựng, các phế liệu khác trái phép lên đường bộ hoặc vào hành lang an toàn đường bộ.
Như vậy, thanh tra viên, công chức thanh tra được phép dừng phương tiện đường bộ trong các trường hợp:
+ Buộc chấm dứt hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 55 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
+ Khi phát hiện phương tiện có các dấu hiệu theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 86 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
a) Vượt quá tải trọng cho phép của cầu, đường bộ;
b) Vượt khổ giới hạn cho phép của cầu, đường bộ;
c) Xe bánh xích lưu thông trực tiếp trên đường mà không thực hiện biện pháp bảo vệ đường theo quy định;
d) Đổ đất, vật liệu xây dựng, các phế liệu khác trái phép lên đường bộ hoặc vào hành lang an toàn đường bộ.
Thanh tra giao thông đường bộ được phép dừng phương tiện đường bộ khi nào? (Hình từ Internet)
Hiệu lệnh dừng phương tiện đường bộ của thanh tra giao thông thực hiện thông qua các tín hiệu nào?
Căn cứ vào Điều 16 Thông tư 02/2014/TT-BGTVT quy định về hiệu lệnh dừng phương tiện đường bộ; nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra giao thông đường bộ khi dừng phương tiện như sau:
Hiệu lệnh dừng phương tiện đường bộ; nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra đường bộ khi dừng phương tiện
1. Hiệu lệnh dừng phương tiện được thực hiện thông qua tín hiệu dừng phương tiện, bao gồm:
a) Gậy chỉ huy giao thông hoặc biển hiệu lệnh STOP;
b) Còi, loa pin cầm tay, loa điện gắn trên phương tiện;
c) Barie hoặc rào chắn.
2. Hiệu lệnh dừng phương tiện bằng gậy chỉ huy giao thông hoặc biển hiệu lệnh STOP khi thanh tra viên, công chức thanh tra đứng trên đường, cụ thể như sau:
a) Thanh tra viên, công chức thanh tra đứng nghiêm tại vị trí an toàn và người điều khiển phương tiện có thể quan sát được, mặt hướng về phía phương tiện giao thông có dấu hiệu vi phạm, tay phải cầm gậy chỉ huy giao thông (hoặc biển hiệu lệnh STOP) theo phương song song với mặt đất, lòng bàn tay giữ cho gậy chỉ huy giao thông (hoặc cán vợt biển hiệu lệnh STOP) ở vị trí thẳng đứng;
b) Khi người điều khiển phương tiện nhận được tín hiệu và giảm tốc độ, thanh tra viên, công chức thanh tra dùng gậy chỉ huy giao thông hoặc biển hiệu lệnh STOP kết hợp với âm hiệu còi hướng dẫn phương tiện đỗ vào vị trí phù hợp và an toàn để thực hiện việc kiểm tra.
3. Hiệu lệnh dừng phương tiện bằng gậy chỉ huy giao thông hoặc biển hiệu lệnh STOP khi thanh tra viên, công chức thanh tra ngồi trên phương tiện giao thông, cụ thể như sau:
Thanh tra viên, công chức thanh tra cầm gậy chỉ huy giao thông hoặc biển hiệu lệnh STOP đưa sang ngang phía phương tiện có dấu hiệu vi phạm để người điều khiển phương tiện có thể nhìn thấy. Trong trường hợp phương tiện của lực lượng thanh tra đi cùng chiều và ở phía sau phương tiện có dấu hiệu vi phạm, thanh tra viên, công chức thanh tra, nhân viên dùng loa yêu cầu người điều khiển phương tiện dừng lại.
4. Khi phương tiện dừng ở vị trí theo hướng dẫn, thanh tra viên, công chức thanh tra yêu cầu lái xe xuống xe, xuất trình giấy tờ để kiểm tra; khi cần thiết tiến hành cân, đo, đếm, kiểm tra chứng từ để xác định tải trọng trục xe, tổng trọng lượng xe, kích thước hàng hóa, khổ giới hạn của phương tiện; đồng thời yêu cầu lái xe phối hợp để kiểm tra.
Tùy theo hành vi vi phạm, thanh tra viên, công chức thanh tra yêu cầu người điều khiển phương tiện hạ tải ngay phần quá tải, dỡ phần quá khổ, lắp guốc vào bánh xích hoặc dọn chuyển ngay phần đất, vật liệu xây dựng, các phế liệu khác đã đổ trái phép; lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính, buộc khôi phục tình trạng ban đầu theo quy định của pháp luật.
5. Thanh tra viên, công chức thanh tra báo cáo cấp quản lý trực tiếp về thời gian, địa điểm, số lượng phương tiện đã dừng khi kết thúc kế hoạch làm việc.
Như vậy, hiệu lệnh dừng phương tiện của thanh tra giao thông được thực hiện thông qua tín hiệu dừng phương tiện, bao gồm:
+ Gậy chỉ huy giao thông hoặc biển hiệu lệnh STOP;
+ Còi, loa pin cầm tay, loa điện gắn trên phương tiện;
+ Barie hoặc rào chắn.
Việc lập biên bản vi phạm hành chính của thanh tra giao thông được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 17 Thông tư 02/2014/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 32/2016/TT-BGTVT) quy định về lập biên bản vi phạm hành chính của thanh tra giao thông như sau:
Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Khi đã xác định rõ hành vi vi phạm, người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
a) Khi tiếp nhận thông tin về vụ việc vi phạm, người được phân công tiếp nhận hoặc người được phân công thụ lý vụ việc lập biên bản;
b) Trong quá trình thanh tra theo đoàn, Trưởng đoàn chỉ đạo thành viên đoàn thanh tra là thanh tra viên, công chức thanh tra hoặc người có thẩm quyền lập biên bản khác theo quy định của pháp luật lập biên bản vi phạm hành chính. Trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra trực tiếp lập biên bản.
c) Thanh tra viên hoặc công chức thanh tra lập biên bản vi phạm hành chính khi tiến hành thanh tra độc lập. Trường hợp người giúp việc ghi biên bản, Thanh tra viên, công chức thanh tra phải ký, ghi rõ họ và tên vào biên bản, chịu trách nhiệm về nội dung biên bản;
d) Các trường hợp khác quy định cụ thể tại các nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải.
2. Việc lập biên bản thực hiện theo quy định tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp cần thiết để kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm, người có thẩm quyền kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tại địa phương lập biên bản, áp dụng các biện pháp xử lý (nếu có).
3. Mẫu biên bản vi phạm hành chính thực hiện theo các Thông tư của Bộ Giao thông vận tải quy định về mẫu biên bản, quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, việc lập biên bản vi phạm hành chính của thanh tra giao thông khi đã xác định rõ hành vi vi phạm, người có thẩm quyền tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định trên.
Nếu trong phạm vi quyền của mình thì thanh tra giao thông có thể trực tiếp xử phạt, còn nếu vụ việc vượt quá thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì phải trình hoặc chuyển vụ việc vi phạm đến cấp có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 18 Thông tư 02/2014/TT-BGTVT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn như thế nào?
- Mâm ngũ quả miền Nam có gì? 11 loại quả mâm ngũ quả? Tết Nguyên Đán Ất Tỵ có được bắt pháo hoa không?
- Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có được hành nghề trên phạm vi cả nước?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An như thế nào?