Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em ở tỉnh có cơ cấu tổ chức thế nào? Nhiệm vụ của Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em ở tỉnh là gì?
Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em gồm những tổ chức nào?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 36/2006/NĐ-CP về các tổ chức Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em như sau:
Các tổ chức Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em
1. Các tổ chức Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em gồm:
a) Ở Trung ương có Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em thuộc Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (sau đây gọi tắt là Thanh tra Ủy ban ở Trung ương);
b) Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em thuộc Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (sau đây gọi tắt là Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh).
2. Tổ chức Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em quy định tại khoản 1 Điều này có con dấu và tài khoản riêng.
Theo đó, Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em gồm những tổ chức sau:
+ Ở Trung ương có Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em thuộc Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
+ Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em thuộc Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em (Hình từ Internet)
Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em ở tỉnh có cơ cấu tổ chức thế nào?
Theo Điều 8 Nghị định 36/2006/NĐ-CP quy định về Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh như sau:
Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh
1. Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh là tổ chức thuộc Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp tỉnh, có trách nhiệm giúp Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp tỉnh.
Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, về công tác và nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Ủy ban ở Trung ương.
2. Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
Chánh Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh do Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm sau khi có ý kiến thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.
Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên Ủy ban cấp tỉnh do Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Chánh Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh.
Theo quy định trên, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em ở tỉnh gồm Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
Nhiệm vụ của Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em ở tỉnh là gì?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 36/2006/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 28 Luật Thanh tra.
2. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về công tác thanh tra; quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh.
3. Đề nghị cơ quan, tổ chức liên quan cử cán bộ, công chức tham gia các Đoàn thanh tra.
4. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những quy định trái với văn bản pháp luật của Nhà nước hoặc trái với văn bản pháp luật chuyên ngành dân số, gia đình và trẻ em do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em ban hành.
Như vậy, Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em ở tỉnh có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 9 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về công tác thanh tra; quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh.
Đồng thời kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những quy định trái với văn bản pháp luật của Nhà nước hoặc trái với văn bản pháp luật chuyên ngành dân số, gia đình và trẻ em do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không đóng phạt nguội bị xử lý thế nào 2025? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Lỗi chạy dưới tốc độ tối thiểu ô tô, xe máy 2025? Tốc độ tối thiểu trên đường cao tốc là bao nhiêu?
- Năm 2025, đi bộ vượt đèn đỏ phạt bao nhiêu? Lỗi đi bộ vượt đèn đỏ với lỗi đi xe máy vượt đèn đỏ thì lỗi nào bị phạt tiền nặng hơn?
- Từ năm 2025, lái xe ô tô liên tục 4 tiếng phải dừng nghỉ bao lâu để không bị phạt tiền mới nhất?
- Tính thời gian hưởng chế độ khi sắp xếp bộ máy tại Nghị định 178 2024 thế nào? Tải Nghị định 178 năm 2024 của Chính phủ?