Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ai? Có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam được quy định thế nào? Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ai? Có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Câu hỏi của anh Nhân (Hồ Chí Minh)

Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ai?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 33/2013/TT-BGTVT quy định như sau:

Vị trí, chức năng của Thanh tra Cục Hàng không
1. Thanh tra Cục Hàng không là cơ quan của Cục Hàng không Việt Nam, giúp Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam (sau đây gọi là Cục trưởng) thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về hàng không dân dụng mà Việt Nam là thành viên.
Thanh tra Cục Hàng không chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Cục trưởng và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi là Thanh tra Bộ).
Thanh tra Cục Hàng không có tên giao dịch quốc tế viết bằng tiếng Anh là Civil Aviation Inspectorate, viết tắt là CAI.
2. Thanh tra Cục Hàng không có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; được sử dụng con dấu của Cục Hàng không Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
3. Thanh tra Cục Hàng không được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện để phục vụ hoạt động thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính.

Chiếu theo quy định này thì Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Cục trưởng và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi là Thanh tra Bộ).

Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ai? Có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ai? Có nhiệm vụ và quyền hạn gì? (hình từ Internet)

Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 33/2013/TT-BGTVT quy định như sau:

Tổ chức và biên chế của Thanh tra Cục Hàng không
1. Thanh tra Cục Hàng không có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, thanh tra viên và công chức.
Chánh Thanh tra Cục Hàng không do Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Chánh Thanh tra Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi là Chánh Thanh tra Bộ). Phó Chánh Thanh tra Cục Hàng không do Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Cục Hàng không.
2. Biên chế của Thanh tra Cục Hàng không thuộc biên chế hành chính của Cục Hàng không Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giao.

Theo đó, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam gồm có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, thanh tra viên và công chức.

Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?

Tại Điều 5 Thông tư 33/2013/TT-BGTVT quy định như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Cục Hàng không
1. Giúp Cục trưởng xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; hướng dẫn xây dựng, tổng hợp và trình Cục trưởng phê duyệt kế hoạch thanh tra của các Cảng vụ Hàng không.
2. Thanh tra đối với tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành hàng không dân dụng, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về hàng không dân dụng mà Việt Nam là thành viên, trong các lĩnh vực sau đây:
a) Bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không;
b) Tàu bay; đủ điều kiện bay; bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay; khai thác tàu bay;
c) Quản lý và khai thác cảng hàng không, sân bay; duy trì tiêu chuẩn, điều kiện kỹ thuật cảng hàng không, sân bay; cung cấp dịch vụ hàng không, dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay; duy trì tiêu chuẩn, điều kiện của phương tiện, thiết bị hoạt động trong cảng hàng không, sân bay;
d) Bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không;
đ) Bảo đảm hoạt động bay;
e) Hoạt động khai thác vận chuyển hàng không và hàng không chung;
g) Quản lý, bố trí, sử dụng và kỷ luật nhân viên hàng không;
h) Đào tạo, huấn luyện nhân viên hàng không;
i) Giám định sức khỏe nhân viên hàng không;
k) Phí, lệ phí; giá dịch vụ hàng không và dịch vụ phi hàng không tại cảng hàng không, sân bay;
l) Các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật về hàng không dân dụng.
3. Phát hiện, lập biên bản, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
4. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính.
5. Kiến nghị hoặc trình cấp có thẩm quyền hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý chuyên ngành hàng không dân dụng; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ những quy định trái pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra; kiến nghị áp dụng các biện pháp xử lý và khắc phục những vi phạm trong hoạt động hàng không dân dụng.
6. Giúp Cục trưởng tổ chức tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng.
7. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về: công tác thanh tra; xử phạt vi phạm hành chính; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng.
8. Giúp Chánh Thanh tra Bộ tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính cho công chức, viên chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành của Cục Hàng không Việt Nam và các Cảng vụ Hàng không.
9. Tổng hợp, báo cáo Thanh tra Bộ kết quả về: công tác thanh tra chuyên ngành; xử phạt vi phạm hành chính; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Cục Hàng không Việt Nam.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng, Chánh Thanh tra Bộ giao.

Như vậy, Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam có tất cả các nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên.

Thanh tra Cục Hàng không
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ai? Có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Pháp luật
Trách nhiệm của Thanh tra Cục Hàng không trong việc phối hợp hoạt động thanh tra ngành hàng không được quy định thế nào?
Pháp luật
Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam do ai bổ nhiệm? Thực hiện công việc nào theo sự chỉ đạo của Cục trưởng?
Pháp luật
Thanh tra Cục Hàng không là cơ quan nào? Cơ cấu tổ chức và biên chế của Thanh tra Cục Hàng không như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thanh tra Cục Hàng không
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
666 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thanh tra Cục Hàng không
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào