Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông chịu sự chỉ đạo của ai? Nhiệm vụ của Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông là gì?
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông chịu sự chỉ đạo của ai?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 140/2013/NĐ-CP về vị trí, chức năng, tổ chức của Thanh tra Bộ như sau:
Vị trí, chức năng, tổ chức của Thanh tra Bộ
1. Thanh tra Bộ là cơ quan của Bộ Thông tin và Truyền thông, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông; tiến hành thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực thông tin và truyền thông đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và công chức khác.
Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ.
3. Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
4. Thanh tra Bộ được tổ chức các phòng nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể về tổ chức và biên chế của Thanh tra Bộ.
5. Thanh tra Bộ có con dấu và tài khoản riêng.
Theo quy định trên, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
Đồng thời Thanh tra Bộ còn chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông là gì?
Theo Điều 6 Nghị định 140/2013/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra của Bộ Thông tin và Truyền thông trình Bộ trưởng phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra Bộ; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra của các Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ.
2. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Thông tin và Truyền thông; thanh tra đối với các doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định thành lập.
3. Thanh tra việc thực hiện pháp luật chuyên ngành về báo chí; xuất bản; bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện; công nghệ thông tin, điện tử; phát thanh và truyền hình; thông tấn; thông tin đối ngoại; thông tin cơ sở và hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia; các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông.
...
12. Thực hiện hợp tác quốc tế trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giao.
Theo đó, Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông có những nhiệm vụ được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông có những quyền hạn nào?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 140/2013/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ
1. Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông; lãnh đạo Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của pháp luật thanh tra và các quy định khác của pháp luật liên quan.
2. Chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh giải quyết việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về quyết định của mình.
4. Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Cục trưởng Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông giao.
...
13. Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt động thanh tra.
14. Báo cáo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình.
Như vậy, Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông có những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 7 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?