Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo?
Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoạt động dưới sự quản lý, điều hành của ai?
Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 626/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 như sau:
Vị trí và chức năng
...
2. Thanh tra Bộ chịu sự quản lý, chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
...
Theo đó, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu sự quản lý, chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Hình từ Internet)
Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định tại khoản 6 Điều 2 Quyết định 626/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Bộ
Thanh tra Bộ có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 18 của Luật Thanh tra năm 2010; Điều 61 Luật Khiếu nại; Điều 41 Luật Tố cáo; Điều 7, Điều 65, Điều 80 Luật Phòng, chống tham nhũng và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
...
6. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo:
a) Thường trực công tác tiếp công dân; tổ chức tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định;
b) Yêu cầu cán bộ thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng giải trình đơn thư khiếu nại, tố cáo;
c) Tổ chức kiểm tra, xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng khi được giao;
d) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Bộ trưởng hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm; xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Bộ trưởng xem xét, giải quyết lại.
...
Theo đó, trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Thường trực công tác tiếp công dân; tổ chức tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo theo quy định;
- Yêu cầu cán bộ thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng giải trình đơn thư khiếu nại, tố cáo;
- Tổ chức kiểm tra, xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng khi được giao;
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền;
+ Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật;
+ Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì kiến nghị Bộ trưởng hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để chấm dứt vi phạm, xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người vi phạm;
+ Xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà người đứng đầu các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
+ Trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Bộ trưởng xem xét, giải quyết lại.
Lãnh đạo Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm những ai?
Lãnh đạo Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 626/QĐ-BNN-TCCB năm 2014 như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Thanh tra Bộ:
Chánh Thanh tra do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ. Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước Tổng Thanh tra Chính phủ, trước pháp luật về hoạt động của Thanh tra Bộ và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 3 Quyết định này.
Phó Chánh Thanh tra do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh Thanh tra. Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Chánh Thanh tra và chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra, trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công.
...
Theo đó, lãnh đạo Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm Chánh Thanh tra và Phó Chánh Thanh tra do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?