Thanh tra Bộ Ngoại giao là cơ quan thanh tra nhà nước về Ngoại giao duy nhất có đúng không? Thanh tra Bộ Ngoại giao được tổ chức như thế nào?
Thanh tra Bộ Ngoại giao là cơ quan thanh tra nhà nước về Ngoại giao duy nhất có đúng không?
Thanh tra Bộ Ngoại giao là cơ quan thanh tra nhà nước về Ngoại giao duy nhất có đúng không? (Hình từ Internet)
Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 17/2014/NĐ-CP quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra Ngoại giao như sau:
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra Ngoại giao
1. Cơ quan thanh tra nhà nước:
a) Thanh tra Bộ Ngoại giao (sau đây gọi là Thanh tra Bộ);
b) Thanh tra Sở Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra Sở).
2. Cơ quan thanh tra chuyên ngành: Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
Từ quy định trên thì cơ quan thanh tra nhà nước về Ngoại giao là:
- Thanh tra Bộ Ngoại giao (sau đây gọi là Thanh tra Bộ);
- Thanh tra Sở Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Thanh tra Sở).
*Cơ quan thanh tra chuyên ngành: Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
Như vậy, ngoài Thanh tra Bộ Ngoại giao thì Thanh tra Sở Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng là cơ quan thanh tra nhà nước về Ngoại giao.
Thanh tra Bộ Ngoại giao được tổ chức như thế nào?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 17/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức của Thanh tra Bộ Ngoại giao như sau:
Tổ chức của Thanh tra Bộ Ngoại giao
1. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các thanh tra viên và công chức khác.
2. Chánh Thanh tra do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra. Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Chánh Thanh tra.
3. Thanh tra Bộ có các phòng nghiệp vụ, có con dấu và tài khoản riêng.
4. Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Như vậy, Thanh tra Bộ Ngoại giao được tổ chức như sau:
+ Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các thanh tra viên và công chức khác.
+ Chánh Thanh tra do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra. Phó Chánh Thanh tra giúp Chánh Thanh tra thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Chánh Thanh tra.
+ Thanh tra Bộ có các phòng nghiệp vụ, có con dấu và tài khoản riêng.
+ Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Ngoại giao là gì?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 17/2014/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Ngoại giao như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Ngoại giao
Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 18 Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Chủ trì, phối hợp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thanh tra Ngoại giao theo quy định của pháp luật.
2. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ Ngoại giao thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
3. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định.
4. Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành; hướng dẫn Thanh tra Sở xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành.
5. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thanh tra Ngoại giao theo phân công của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
6. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra Ngoại giao.
7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Thanh tra Bộ Ngoại giao có các nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 18 Luật Thanh tra 2010.
+ Chủ trì, phối hợp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thanh tra Ngoại giao theo quy định của pháp luật.
+ Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ Ngoại giao thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
+ Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định.
+ Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành; hướng dẫn Thanh tra Sở xây dựng kế hoạch thanh tra chuyên ngành.
+ Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thanh tra Ngoại giao theo phân công của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
+ Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra Ngoại giao.
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp Luật và văn bản hướng dẫn về Đấu thầu qua mạng mới nhất? Lộ trình đấu thầu qua mạng như thế nào?
- Mẫu tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở theo Nghị định 154/2024 thế nào?
- Đáp án Cuộc thi tìm hiểu Đảng bộ tỉnh Tây Ninh qua 11 kỳ Đại hội trên Internet Tuần 1 như thế nào?
- Xác định tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân quận được thực hiện theo nguyên tắc nào? Hội đồng nhân dân quận có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Tổng hợp lời chúc Giáng sinh ý nghĩa, hay, ngắn gọn năm 2024? Lời chúc Giáng sinh cho bạn bè?