Thanh toán séc được ghi trả bằng ngoại tệ như thế nào thì đúng luật? Lập và ký phát séc phải tuân thủ quy định gì?
Thanh toán séc được ghi trả bằng ngoại tệ như thế nào thì đúng luật?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 22/2015/TT-NHNN quy định như sau:
Ký phát, thanh toán séc ghi số tiền bằng ngoại tệ
1. Ký phát séc được ghi trả bằng ngoại tệ:
Séc được ký phát với số tiền được ghi trả bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
2. Thanh toán séc được ghi trả bằng ngoại tệ:
a) Séc được ghi trả bằng ngoại tệ theo quy định của Khoản 1 Điều này được thanh toán số tiền ghi trên séc bằng ngoại tệ khi người thụ hưởng cuối cùng được phép thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối;
b) Séc được ghi trả bằng ngoại tệ nhưng người thụ hưởng cuối cùng là người không được phép thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối thì số tiền ghi trên séc được thanh toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán hoặc theo tỷ giá kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thực hiện việc thanh toán công bố tại thời điểm thanh toán.
Như vậy theo quy định trên thanh toán séc được ghi trả bằng ngoại tệ như sau:
- Séc được ghi trả bằng ngoại tệ theo quy định của khoản 1 Điều 4 Thông tư 22/2015/TT-NHNN được thanh toán số tiền ghi trên séc bằng ngoại tệ khi người thụ hưởng cuối cùng được phép thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
- Séc được ghi trả bằng ngoại tệ nhưng người thụ hưởng cuối cùng là người không được phép thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối thì số tiền ghi trên séc được thanh toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thanh toán hoặc theo tỷ giá kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thực hiện việc thanh toán công bố tại thời điểm thanh toán.
Thanh toán séc được ghi trả bằng ngoại tệ như thế nào thì đúng luật? Lập và ký phát séc phải tuân thủ quy định gì? (Hình từ Internet)
Lập và ký phát séc phải tuân thủ quy định gì?
Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 22/2015/TT-NHNN quy định lập và ký phát séc như sau:
- Tờ séc phải được lập trên mẫu séc trắng do người bị ký phát cung ứng; nếu séc được lập trên mẫu séc trắng không phải do người bị ký phát cung ứng, thì người bị ký phát có quyền từ chối thanh toán tờ séc đó.
- Những yếu tố trên tờ séc phải được in hoặc ghi rõ ràng bằng bút mực hoặc bút bi, không viết bằng bút chì hoặc các loại mực đỏ, mực dễ bay màu, không sửa chữa, tẩy xóa. Chữ viết trên séc là tiếng Việt.
Trường hợp séc có yếu tố nước ngoài thì séc có thể sử dụng tiếng nước ngoài theo thỏa thuận của các bên.
- Chỉ định về người thụ hưởng được ghi theo một trong ba cách thức quy định tại Khoản 1 Điều 60 của Luật Các công cụ chuyển nhượng.
- Số tiền được ghi bằng số trên séc phải bằng với số tiền ghi bằng chữ trên séc.
+ Số tiền bằng số trên séc là chữ số Ả-rập: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9; sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị.
+ Số tiền bằng chữ phải viết rõ ràng: chữ đầu của số tiền bằng chữ phải viết hoa và sát đầu dòng đầu tiên, không được viết cách dòng, cách quãng giữa các chữ, không được viết thêm chữ (khác dòng) vào giữa hai chữ viết liền nhau trên séc.
- Địa điểm thanh toán là nơi mà tờ séc được thanh toán và do người bị ký phát quy định. Nếu trên tờ séc không ghi địa điểm thanh toán thì tờ séc được thanh toán tại bất kỳ địa điểm kinh doanh nào của người bị ký phát.
- Ngày ký phát là ngày mà người ký phát ghi trên tờ séc và phải ghi bằng số.
- Chữ ký của người ký phát là chữ ký bằng tay trực tiếp trên tờ séc của người có quyền và nghĩa vụ đối với tờ séc hoặc người được ủy quyền lập và ký phát séc.
Chữ ký của người ký phát phải bằng bút mực hoặc bút bi theo chữ ký mẫu đã đăng ký tại người bị ký phát, kèm theo họ tên và theo dấu (nếu có) của tổ chức trong trường hợp séc do người đại diện hợp pháp của tổ chức ký hoặc chữ ký điện tử (trường hợp xử lý thanh toán bằng điện tử).
- Để chỉ định số tiền trên tờ séc không được thanh toán bằng tiền mặt mà phải thanh toán bằng chuyển khoản vào tài khoản thanh toán của người thụ hưởng, người ký phát hoặc người chuyển nhượng ghi hoặc đóng dấu thêm cụm từ “trả vào tài khoản” ở mặt trước của tờ séc ngay dưới chữ “Séc”.
- Để chỉ định số tiền trên séc chỉ được thanh toán cho ngân hàng hoặc cho người thụ hưởng có tài khoản thanh toán tại người bị ký phát; người ký phát hoặc người chuyển nhượng gạch trên mặt trước tờ séc hai gạch chéo song song từ phía góc trên góc bên trái xuống góc dưới bên phải của tờ séc.
- Để chỉ định số tiền ghi trên séc chỉ được thanh toán cho một ngân hàng cụ thể hoặc cho người thụ hưởng có tài khoản thanh toán tại ngân hàng đó, người ký phát hoặc người chuyển nhượng séc gạch trên séc hai gạch chéo song song từ phía góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải của mặt trước tờ séc và ghi tên ngân hàng được chỉ định giữa hai gạch chéo.
Séc có ghi tên hai ngân hàng giữa hai gạch chéo không có giá trị thanh toán trừ trường hợp một trong hai ngân hàng có tên giữa hai gạch chéo đó là ngân hàng thu hộ tờ séc đó.
- Trường hợp người ký phát séc là người được chủ tài khoản thanh toán ủy quyền thì chủ tài khoản thanh toán phải làm đầy đủ thủ tục thông báo, đăng ký chữ ký mẫu, quy định hạn mức (nếu có) với người bị ký phát.
Người ký phát séc có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 22/2015/TT-NHNN quy định người ký phát séc có quyền và nghĩa vụ như sau:
- Người ký phát có quyền yêu cầu đình chỉ thanh toán séc mà mình đã ký phát bằng việc thông báo bằng văn bản cho người bị ký phát yêu cầu đình chỉ thanh toán séc khi séc này được xuất trình yêu cầu thanh toán.
Thông báo đình chỉ thanh toán chỉ có hiệu lực sau thời hạn xuất trình yêu cầu thanh toán séc mà người thụ hưởng hoặc người được người thụ hưởng ủy quyền chưa xuất trình tờ séc để thanh toán séc tại người bị ký phát.
- Ký phát séc theo đúng quy định.
- Bảo đảm có đủ khả năng thanh toán để chi trả toàn bộ số tiền ghi trên séc cho người thụ hưởng tại thời điểm séc được xuất trình để thanh toán trong thời hạn xuất trình. Khả năng thanh toán là số dư trên tài khoản thanh toán cộng với hạn mức thấu chi mà người ký phát được phép sử dụng theo thỏa thuận với người bị ký phát.
- Trường hợp tờ séc lập không đúng quy định bị từ chối thanh toán, nếu người thụ hưởng yêu cầu thì người ký phát có nghĩa vụ ký phát tờ séc khác thay thế ngay trong ngày được yêu cầu hoặc ngày làm việc tiếp theo sau ngày được yêu cầu đó.
- Trường hợp tờ séc bị từ chối thanh toán một phần hay toàn bộ do người ký phát không đủ khả năng thanh toán số tiền trên séc, người ký phát phải hoàn trả không điều kiện số tiền bị truy đòi trên séc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?