Thành phố Hồ Chí Minh tập trung bảo tồn và phát triển các ngành nghề nông thôn và làng nghề truyền thống năm 2022?

Tôi muốn hỏi về việc bảo tồn ngành nghề nông thôn, làng nghề truyền thống. Việc thực hiện bảo tồn ngành nghề nông thôn, truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống như thế nào? Các ngành nghề nào cũng như các xã huyện nào thực hiện bảo tồn ngành nghề nông thôn, làng nghề truyền thống? Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống như thế nào?

Các ngành nghề nào cũng như các xã, huyện nào thực hiện bảo tồn ngành nghề nông thôn, làng nghề truyền thống?

Căn cứ theo quy định tại Mục 1, Mục 2 Kế hoạch 1784/KH-UBND năm 2022 quy định như sau:

Thứ nhất: Tập trung bảo tồn và phát triển các ngành nghề nông thôn, ngành nghề nông thôn truyền thống

- Nghề sản xuất bánh tráng (xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi).

- Nghề đan đát (xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi).

- Ngành sản xuất mành trúc (xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi).

- Nghề se nhang (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh).

- Nghề sản xuất muối (huyện Cần Giờ).

- Nghề trồng mai vàng (xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh).

- Nghể chế biến khô thủy sản (huyện Cần Giờ).

Thứ hai: Tập trung bảo tồn và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống

- Làng nghề sản xuất bánh tráng xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi.

- Làng nghề đan đát xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi.

- Làng nghề se nhang xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh.

- Làng nghề sản xuất muối xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ.

- Làng nghề trồng mai vàng xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh (làng nghề mới).

Như vậy, các ngành nghề cũng như các xã, huyện nêu trên được thực hiện bảo tồn và phát triển các ngành nghề nông thôn, ngành nghề nông thôn truyền thống, bảo tồn và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống.

Thực hiện bảo tồn ngành nghề nông thôn, truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống như thế nào? Các ngành nghề nào cũng như các xã, huyện nào thực hiện bảo tồn ngành nghề nông thôn, làng nghề truyền thống?

Thành phố Hồ Chí Minh tập trung bảo tồn và phát triển các ngành nghề nông thôn và làng nghề truyền thống năm 2022?

Để được công nhận là nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống thì phải đáp ứng các tiêu chí nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 52/2018/NĐ-CP thì tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống như sau:

"Điều 5. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
1. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống áp dụng đối với các đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 2 có hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn được quy định tại Điều 4 Nghị định này và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống
Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt cả 03 tiêu chí sau:
a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.
c) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
3. Tiêu chí công nhận làng nghề
Làng nghề được công nhận phải đạt cả 03 tiêu chí sau:
a) Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định này.
b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
c) Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề quy định tại khoản 3 Điều này và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định tại khoản 2 Điều này."

Như vậy, để được công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống phải đáp ứng các quy định như trên.

Hồ sơ công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 6 Nghị định 52/2018/NĐ-CP thì hồ sơ để được công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống như sau:

"Điều 6. Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
1. Hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống
a) Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống.
b) Bản sao giấy chứng nhận, huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có). Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề truyền thống.
c) Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân nghề truyền thống của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
2. Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề
a) Danh sách các hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn.
b) Bản tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn trong 02 năm gần nhất.
c) Văn bản bảo đảm điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
3. Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống
a) Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống bao gồm các văn bản quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
b) Trường hợp đã được công nhận làng nghề, hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
c) Trường hợp chưa được công nhận làng nghề nhưng có nghề truyền thống đã được công nhận, hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
..."

Như vậy, để công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống phải chuẩn bị những hồ sơ, tài liệu được quy định như trên.

Nghề truyền thống
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nghề để được công nhận là nghề truyền thống phải xuất hiện tại địa phương bao nhiêu năm theo quy định?
Pháp luật
Để được công nhận nghề truyền thống thì nghề truyền thống này phải xuất hiện tại địa phương bao nhiêu năm?
Pháp luật
Ngành nghề truyền thống là gì? Trình tự, thủ tục đề nghị công nhận nghề truyền thống được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thành phố Hồ Chí Minh tập trung bảo tồn và phát triển các ngành nghề nông thôn và làng nghề truyền thống năm 2022?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghề truyền thống
1,814 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghề truyền thống

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nghề truyền thống

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào