Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 52/2018/NĐ-CP phát triển ngành nghề nông thôn

Số hiệu: 52/2018/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 12/04/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Mức hỗ trợ xúc tiến thương mại cho cơ sở ngành nghề nông thôn

Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.

Theo đó, cơ sở ngành nghề nông thôn tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại do nhà nước tổ chức được nhà nước hỗ trợ như sau:

- Hỗ trợ thuê tư vấn, hỗ trợ xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến; thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý và bảo hộ sở hữu.

Mức hỗ trợ tối đa cho nội dung trên là 50% chi phí, nhưng không quá 50 triệu đồng/cơ sở.

- Chi 100% chi phí cho việc thuê mặt bằng trình diễn sản phẩm, tổ chức hội thi, ăn nghỉ đi lại đối với hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam.

Ngoài ra, đối với dự án phát triển ngành nghề nông thôn từ ngân sách trung ương thì mức hỗ trợ tối đa 50% nhưng không quá 500 triệu đồng/dự án.

Nghị định 52/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/6/2018.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 52/2018/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 12 tháng 04 năm 2018

NGHỊ ĐỊNH

VỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định về phát triển ngành nghề nông thôn.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định một số nội dung, chính sách phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trực tiếp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngành nghề nông thôn (sau đây gọi chung là cơ sở ngành nghề nông thôn) bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. Các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định công nhận.

3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan tới công tác quản lý ngành nghề nông thôn (cả trung ương và địa phương).

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.

2. Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định này.

3. Làng nghề truyền thống là làng nghề có nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời.

Điều 4. Các hoạt động ngành nghề nông thôn

Các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định trong Nghị định này bao gồm:

1. Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản.

2. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

3. Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn.

4. Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ.

5. Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh.

6. Sản xuất muối.

7. Các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.

Chương II

CÔNG NHẬN NGHỀ TRUYỀN THỐNG, LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

Điều 5. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống

1. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống áp dụng đối với các đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 2 có hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn được quy định tại Điều 4 Nghị định này và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

2. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống

Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt cả 03 tiêu chí sau:

a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận.

b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.

c) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.

3. Tiêu chí công nhận làng nghề

Làng nghề được công nhận phải đạt cả 03 tiêu chí sau:

a) Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định này.

b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận.

c) Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.

4. Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống

Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề quy định tại khoản 3 Điều này và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 6. Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống

1. Hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống

a) Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống.

b) Bản sao giấy chứng nhận, huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có). Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề truyền thống.

c) Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân nghề truyền thống của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).

2. Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề

a) Danh sách các hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn.

b) Bản tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn trong 02 năm gần nhất.

c) Văn bản bảo đảm điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.

3. Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống

a) Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống bao gồm các văn bản quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

b) Trường hợp đã được công nhận làng nghề, hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

c) Trường hợp chưa được công nhận làng nghề nhưng có nghề truyền thống đã được công nhận, hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Trình tự xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống

a) Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) lập hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống theo tiêu chí quy định tại Điều 5 Nghị định này trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xét công nhận.

b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng xét duyệt, chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 5 Nghị định này, ra quyết định và cấp bằng công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

5. Thời gian xét công nhận các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

6. Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống sau khi được công nhận không đạt tiêu chí quy định sẽ bị thu hồi bằng công nhận. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp danh sách, gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét, thu hồi bằng công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.

7. Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh việc quản lý bằng công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống và tình hình thực hiện các quy định về tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn định kỳ một năm một lần trước ngày 30 tháng 11 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu để tổng hợp gửi báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chương III

QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN

Điều 7. Mặt bằng sản xuất

1. Các cơ sở ngành nghề nông thôn đề xuất dự án đầu tư có hiệu quả được tạo điều kiện thuận lợi về giao đất có thu tiền sử dụng đất và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

2. Đối với dự án đầu tư đòi hỏi nghiêm ngặt về xử lý ô nhiễm môi trường, bảo đảm yêu cầu nghiên cứu, sản xuất sản phẩm mới được ưu tiên giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất tại các khu, cụm công nghiệp tập trung.

3. Ngân sách địa phương hỗ trợ kinh phí để di dời các cơ sở ngành nghề nông thôn ra khỏi khu dân cư đến địa điểm quy hoạch, mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Điều 8. Về đầu tư, tín dụng

Đối với các dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả được:

1. Hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật đầu tư công.

2. Được áp dụng các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

3. Được ưu tiên vay vốn từ các tổ chức tín dụng, Quỹ quốc gia về việc làm, Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Xúc tiến thương mại

1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các cơ sở ngành nghề nông thôn hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định hiện hành của Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.

2. Nhà nước tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại liên quan hỗ trợ cơ sở ngành nghề nông thôn:

a) Xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến; thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa, bảo hộ sở hữu thương hiệu;

b) Hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam.

3. Cơ sở ngành nghề nông thôn tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại quy định tại khoản 2 Điều này được ngân sách nhà nước hỗ trợ:

a) Chi hỗ trợ thuê tư vấn, hỗ trợ trực tiếp cho các cơ sở ngành nghề nông thôn các nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí, nhưng không quá 50 triệu đồng/cơ sở.

b) Chi 100% chi phí: Thuê mặt bằng trình diễn sản phẩm; tổ chức hội thi; ăn nghỉ, đi lại đối với nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

4. Nguồn kinh phí và cơ chế hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành của Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; các chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại, các chương trình, kế hoạch khuyến công, khuyến nông hàng năm của các bộ, ngành, địa phương.

Điều 10. Khoa học công nghệ

1. Cơ sở ngành nghề nông thôn khi thực hiện các hoạt động triển khai ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ, sản xuất sản phẩm mới và thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ hay tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thì được hưởng các ưu đãi theo chính sách và cơ chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động khoa học công nghệ và nông nghiệp, nông thôn.

2. Cơ sở ngành nghề nông thôn thực hiện đề tài nghiên cứu độc lập hoặc phối hợp với các cơ quan nghiên cứu khoa học để tạo ra công nghệ mới, hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu có khả năng thương mại hóa thuộc lĩnh vực ngành nghề nông thôn thì được Nhà nước hỗ trợ kinh phí từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ theo quy định hiện hành.

3. Khuyến khích áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất ở làng nghề truyền thống để tăng năng suất, nâng cao khả năng cạnh tranh gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của nghề truyền thống.

Điều 11. Đào tạo nhân lực

1. Người làm nghề truyền thống; người làm nghề tại làng nghề, làng nghề truyền thống và người làm việc tại các cơ sở ngành nghề nông thôn, được hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp theo quy định hiện hành.

2. Các nghệ nhân trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn được Nhà nước hỗ trợ kinh phí tổ chức đào tạo nghiệp vụ sư phạm nghề nghiệp, kỹ năng dạy học; được thù lao theo quy định khi tham gia đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn. Khi nghệ nhân trực tiếp truyền nghề được thu tiền học phí của người học trên nguyên tắc thỏa thuận.

3. Ngân sách địa phương hỗ trợ một phần chi phí lớp học cho các cơ sở ngành nghề nông thôn trực tiếp mở lớp truyền nghề. Đối với đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề của nghệ nhân, thợ thủ công được quyết toán theo số lượng thực tế. Nội dung, mức chi hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

4. Các dự án đầu tư cơ sở dạy nghề nông thôn được hưởng các chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định.

5. Nguồn kinh phí thực hiện do ngân sách đảm bảo từ nguồn chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các chương trình, dự án có liên quan và các nguồn hợp pháp khác. Nội dung chi và mức chi theo quy định về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Điều 12. Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn

1. Dự án phát triển ngành nghề nông thôn từ ngân sách trung ương

a) Đối tượng hỗ trợ xây dựng dự án: Cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại địa phương.

b) Nội dung chi hỗ trợ dự án: Mua nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất; thuê cán bộ kỹ thuật chỉ đạo dự án; tập huấn cho người tham gia dự án, tổng kết dự án; quản lý dự án.

c) Nguyên tắc ưu tiên: Dự án chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với công nghệ tiên tiến và thiết bị đồng bộ trong thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường; dự án thuộc chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề; dự án phát triển hàng thủ công mỹ nghệ đáp ứng nhu cầu trong nước hoặc xuất khẩu; dự án sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu phục vụ phát triển ngành nghề nông thôn; dự án sản xuất, chế tạo thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn; dự án sản xuất, chế biến muối sạch; dự án phát triển sinh vật cảnh; Dự án làng nghề gắn với phát triển du lịch sinh thái; Dự án sản xuất các sản phẩm từ phế, phụ phẩm nông nghiệp.

d) Mức hỗ trợ tối đa 50% nhưng không quá 500 triệu đồng/dự án.

đ) Kế hoạch và dự toán kinh phí hỗ trợ

Cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan ở các tỉnh, thành phố khảo sát, lập dự án gửi cơ quan quản lý nhà nước về ngành nghề nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan để xây dựng, tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm.

Căn cứ kinh phí hỗ trợ xây dựng dự án phát triển ngành nghề nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện; cơ quan quản lý nhà nước về ngành nghề nông thôn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn địa phương tổ chức triển khai thực hiện.

Cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan ở trung ương được giao kinh phí hỗ trợ xây dựng dự án phát triển ngành nghề nông thôn phê duyệt kế hoạch và hướng dẫn triển khai thực hiện theo quy định hiện hành.

e) Nguồn kinh phí hỗ trợ Dự án phát triển ngành nghề nông thôn từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình khuyến nông, khuyến công và ngân sách của địa phương.

2. Dự án phát triển ngành nghề nông thôn từ ngân sách địa phương thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này và các quy định khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

3. Đối với nội dung hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn từ ngân sách trung ương: Thông tin, tuyên truyền; bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo; khảo sát, học tập kinh nghiệm các nước có liên quan; tư vấn và dịch vụ thực hiện theo hướng dẫn cơ chế tài chính của các chương trình khuyến nông, khuyến công, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo và chương trình, dự án có liên quan khác.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định các nội dung, hình thức, định mức hỗ trợ khác ngoài các nội dung quy định tại Điều này phù hợp với điều kiện của địa phương và quy định của pháp luật hiện hành.

Chương IV

QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ, LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

Điều 13. Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề

1. Chương trình bảo tồn, phát triển làng nghề bao gồm:

a) Bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống.

b) Phát triển làng nghề gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới.

c) Phát triển làng nghề mới.

2. Nhà nước có Chương trình và dành kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới hỗ trợ các dự án, đề án, kế hoạch, mô hình thuộc chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương, có cơ chế hỗ trợ các dự án bảo tồn, phát triển làng nghề trên địa bàn ngoài kinh phí hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 14. Hỗ trợ phát triển làng nghề

Làng nghề, làng nghề truyền thống được hưởng các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 Nghị định này, ngoài ra còn được hưởng các chính sách từ ngân sách địa phương như sau:

1. Hỗ trợ kinh phí trực tiếp quy định tại quyết định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống; hình thức, định mức hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

2. Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề:

a) Nội dung hỗ trợ đầu tư, cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng làng nghề: Đường giao thông, điện, nước sạch; hệ thống tiêu, thoát nước; xây dựng trung tâm, điểm bán hàng và giới thiệu sản phẩm làng nghề.

b) Nguyên tắc ưu tiên: Làng nghề có nguy cơ mai một, thất truyền; làng nghề của đồng bào dân tộc thiểu số; làng nghề có thị trường tiêu thụ tốt; làng nghề gắn với phát triển du lịch và xây dựng nông thôn mới; làng nghề tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương; làng nghề gắn với việc bảo tồn, phát triển giá trị văn hóa thông qua các nghề truyền thống.

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề theo quy định của Luật đầu tư công và các bản bản hướng dẫn theo quy định hiện hành.

d) Nguồn kinh phí hỗ trợ đầu tư bao gồm: Nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, các chương trình mục tiêu và ngân sách của địa phương.

đ) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức hỗ trợ đầu tư cải tạo, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng làng nghề phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và đúng quy định của pháp luật hiện hành.

3. Ngoài các chính sách quy định tại Nghị định này, làng nghề được khuyến khích phát triển được hưởng các chính sách theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan quản lý nhà nước về làng nghề, ngành nghề nông thôn tại trung ương có quyền hạn, trách nhiệm:

1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước đối với làng nghề, ngành nghề nông thôn.

2. Xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn; bảo tồn và phát triển làng nghề.

3. Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án hỗ trợ phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn.

4. Hàng năm, xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí phát triển ngành nghề nông thôn gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp vào phương án phân bổ ngân sách trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

5. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện chính sách, pháp luật, hiệu quả hoạt động của các làng nghề và các cơ sở ngành nghề nông thôn.

Điều 16. Bộ Tài nguyên và Môi trường

1. Chỉ đạo, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở ngành nghề nông thôn được giao đất, thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

2. Xây dựng và ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, kế hoạch bảo vệ môi trường và quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với làng nghề; nghiên cứu, ứng dụng và phổ biến công nghệ xử lý môi trường phù hợp với làng nghề để khuyến khích phát triển các ngành nghề nông thôn sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường, hạn chế phát sinh chất thải và đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế hình thành và phát triển các loại hình có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường cao.

3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành và địa phương có liên quan ban hành danh mục làng nghề bị ô nhiễm môi trường cần xử lý.

Điều 17. Bộ Công Thương

1. Chủ trì xây dựng, ban hành hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chương trình, kế hoạch khuyến công; hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, đánh giá định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện các cơ chế, chính sách sau khi được ban hành.

2. Tổ chức thực hiện hoạt động phát triển cụm công nghiệp, chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật;

3. Hàng năm xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí hoạt động khuyến công từ nguồn ngân sách trung ương, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định.

Điều 18. Bộ Khoa học và Công nghệ

1. Chỉ đạo bố trí kinh phí hỗ trợ ứng dụng khoa học và công nghệ cho lĩnh vực phát triển ngành nghề nông thôn trong kế hoạch hàng năm.

2. Hướng dẫn, quản lý công nghệ sản xuất, hạn chế việc đưa công nghệ cũ, lạc hậu vào làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn và khu vực dân cư nông thôn gây ô nhiễm môi trường.

3. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, giới thiệu, phổ biến công nghệ sản xuất thân thiện môi trường đối với làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn.

Điều 19. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan cân đối, bố trí vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện các chính sách theo quy định tại Nghị định này.

Điều 20. Bộ Tài chính

Hướng dẫn, cân đối, bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác để hỗ trợ cho hoạt động phát triển ngành nghề nông thôn trong kế hoạch hằng năm theo quy định hiện hành và quy định tại Nghị định này.

Điều 21. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ về đào tạo nghề, giải quyết việc làm và thực hiện các quy định về lao động, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội để phát triển ngành nghề nông thôn.

Điều 22. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Chỉ đạo phát triển du lịch gắn với làng nghề; tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch, hỗ trợ phát triển hạ tầng du lịch làng nghề, khuyến khích phát triển dịch vụ và sản phẩm du lịch làng nghề.

Điều 23. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về làng nghề, ngành nghề nông thôn tại địa phương; rà soát các văn bản quy định của địa phương phù hợp với quy định tại Nghị định này; xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách, quy định mức chi và bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương hàng năm để hỗ trợ đầu tư phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, quy hoạch phát triển, bảo vệ môi trường làng nghề, ngành nghề nông thôn và định hướng bảo tồn, phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn; định kỳ 5 năm một lần, rà soát, thống kê, phân loại, lập quy hoạch (hoặc kế hoạch quản lý) phát triển ngành nghề nông thôn tại địa phương cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

3. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước đối với làng nghề, ngành nghề nông thôn. Hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn xây dựng và tổng hợp kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn địa phương.

4. Chỉ đạo các sở, ban, ngành và địa phương quản lý việc công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống; hướng dẫn cụ thể về tiêu chí bản sắc văn hóa dân tộc đối với các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống để xem xét, công nhận; rà soát, lập danh sách làng nghề được công nhận; thực hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề; đầu tư, nâng cấp các hạng mục công trình xử lý chất thải cho làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn.

5. Phổ biến, tuyên truyền chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn để các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện các chương trình, đề án, dự án hoặc các hoạt động có liên quan đến phát triển ngành nghề nông thôn tiếp cận các nguồn lực, chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn.

6. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí phát triển ngành nghề nông thôn gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp vào phương án phân bổ ngân sách, trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

7. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng, tổng hợp dự toán kinh phí phát triển ngành nghề nông thôn vào dự toán ngân sách hàng năm của địa phương, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. Ngoài nguồn kinh phí bố trí trực tiếp thực hiện chính sách này, các địa phương có trách nhiệm bố trí, cân đối thêm từ các nguồn kinh phí các chương trình, dự án khác và nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế để hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn.

8. Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn.

Điều 24. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp

Tăng cường phối hợp với các cơ quan Nhà nước có liên quan, các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện có hiệu quả việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống thông qua các chương trình, dự án về phát triển ngành nghề nông thôn.

Điều 25. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2018 và thay thế Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 về phát triển ngành nghề nông thôn.

2. Các quyết định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành:

a) Phù hợp với các tiêu chí quy định tại Điều 5 Nghị định này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo thực hiện.

b) Chưa phù hợp với các tiêu chí quy định tại Điều 5 Nghị định này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện việc khắc phục.

3. Đối với những hồ sơ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận để giải quyết các chính sách theo quy định tại Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì được giải quyết theo quy định của pháp luật tại thời điểm tiếp nhận.

4. Nghị định không hỗ trợ cho các đối tượng đã được hỗ trợ từ các chương trình khác trùng với các chương trình quy định tại Nghị định này.

5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (2). XH

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 52/2018/ND-CP

Hanoi, April 12, 2018

 

DECREE

ON DEVELOPMENT OF RURAL CRAFTS

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

At request of Minister of Agriculture and Rural Development;

The Government promulgates Decree on development of rural crafts.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. Regulated entities

1. Domestic and foreign organizations and individuals investing in development of business and service of rural crafts (hereinafter referred to as “rural craft facilities”) including: Small and medium enterprises, cooperatives, artels and households operating as per the law.

2. Traditional crafts, craft villages, and traditional craft villages acknowledged by People’s Committees of provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as “People’s Committees of provinces”).

3. Central and local organizations and individuals involved in management of rural crafts.

Article 3. Term interpretation

In this Decree, terms below are construed as follows:

1. “traditional craft” refers to a craft that has been existing for a long time, creating unique products, preserved, and developed until present or facing risk of disappearing or falling into obscurity.

2. “craft village” refers to one or many residential areas in hamlets, wards, or equivalent that practice rural craft(s) under Article 4 hereof.

3. “traditional craft village” refers to a craft village practicing traditional craft.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Rural crafts specified in this Decree include:

1. Agro-forestry-fishery product processing and preservation.

2. Production of handicraft products.

3. Processing and preparation of ingredients and materials serving rural crafts.

4. Production of woodwork, straw, ceramic, glass, textile, embroidery, minor mechanical engineering.

5. Production and sale of ornamental animals.

6. Salt production.

7. Other services serving production and livelihood of rural inhabitants.

Chapter II

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 5. Criteria for acknowledging traditional crafts, craft villages, and traditional craft villages

1. Criteria for acknowledging traditional crafts, craft villages, and traditional craft villages apply to entities under Clause 2 Article 2 engaging in rural crafts specified under Article 4 hereof and relevant organizations, individuals..

2. Criteria for acknowledging rural crafts

A craft must meet all 3 criteria below in order to be acknowledged as a traditional craft:

a) The craft has been existing in the area for more than 50 years and is currently being practiced at the time of applying for acknowledgement.

b) The craft creates distinctive cultural products.

c) The craft is associated with one or many craftsmen or the craft village.

3. Criteria for acknowledging craft villages

A craft village must meet all 3 criteria below in order to be acknowledged:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Business operation remains stable for at least 2 consecutive years prior to the date of applying for acknowledgement.

c) Satisfy requirements for craft village environmental protection as per applicable laws.

4. Criteria for acknowledging traditional craft villages

A traditional craft village must satisfy criteria for craft village under Clause 3 of this Article and practice at least 1 traditional craft under Clause 2 of this Article.

Article 6. Acknowledging traditional crafts, craft villages, and traditional craft villages

1. Application for acknowledgement of traditional crafts

a) Summary of formation and development of traditional craft.

b) Copies of certificate and medals earned in domestic and foreign competitions and exhibitions or highly artistic works awarded by provinces and cities (if any). For organizations and individuals ineligible for participating in competitions and exhibitions or having no awarded works, provide description on uniqueness of the traditional craft.

c) Copies of certificate of traditional craftsman of competent authority (if any).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) List of households practicing rural craft(s).

b) Summary of business operation of organizations and individuals practicing rural crafts in the last 2 years.

c) Documents on fulfillment of environmental protection requirements as per the law.

3. Application for acknowledgement of traditional craft villages

a) Application for acknowledgement of traditional craft villages consists of documents under Clause 1 and Clause 2 of this Article.

b) In case having been acknowledged as craft villages, application shall conform to Clause 1 of this Article.

c) In case a traditional craft has been acknowledged while craft village has not been acknowledged, application shall conform to Clause 2 of this Article.

4. Procedures for acknowledging traditional crafts, craft villages, and traditional craft villages

a) People’s Committees of districts, communes, province-affiliated cities, central cities-affiliated cities (hereinafter referred to as “People’s Committees of districts”) shall produce applications for acknowledgement of traditional crafts, craft villages, and traditional craft villages with criteria under Article 5 hereof, and request People’s Committees of provinces.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Time for acknowledging traditional crafts, craft villages, and traditional craft villages shall be decided by People’s Committees of provinces.

6. Traditional crafts, craft villages, and traditional craft villages failing to satisfy criteria as per the law shall have their certificate revoked. People’s Committees of districts are responsible for consolidating list, submitting to People’s Committees of provinces for consideration and revocation of certificate of traditional crafts, craft villages, traditional craft villages.

7. People’s Committees of districts shall submit reports on management of certificate of traditional crafts, craft villages, traditional craft villages and implementation of regulations on criteria on acknowledging traditional crafts, craft villages, traditional craft villages to People’s Committees of provinces once a year before November 30 each year or irregularly for reporting to Ministry of Agriculture and Rural Development.

Chapter III

MANAGEMENT AND DEVELOPMENT OF RURAL CRAFTS

Article 7. Production premise

1. Rural craft facilities that propose effective investment projects shall be assigned with land subject to levies and certificate of land use right as per land laws.

2. For investment projects requiring strict environmental pollution remediation, research and production of new products must be prioritized for receiving land subject to levies or renting land in concentrated industrial parks, industrial compounds.

3. Local government budget shall finance relocation of rural craft facilities from urban areas to planning location with specific amount decided by People’s Committees of provinces.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Investment and business projects that are effective shall:

1. Receive investment incentives according to Law on Public Investment.

2. Apply policies incentivizing enterprises to invest in agriculture and rural areas.

3. Be prioritized for taking loans from credit institutions, national fund for employment, medium and small enterprise development fund, national science and technology development fund as per the law.

Article 9. Trade promotion

1. The Government shall encourage, facilitate, and assist rural craft facilities in form of trade promotion according to applicable regulations of National trade promotion program.

2. The Government shall organize relevant trade promotion activities to assist rural craft facilities:

a) Develop website for product launch, online sale, product and packaging design; develop trade mark, geographical indication of product origin, trademark ownership protection;

b) Vietnam craft product competitions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Hiring consultation and assistance for details under Point a Clause 2 of this Article. Finance up to 50% of the costs but no more than VND 50 million/facility.

b) Finance 100% of the costs for: Renting premise for product exhibitions; organization of convention; allowances and travel for details under Point b Clause 2 of this Article.

4. Funding sources and methods of financing from state budget shall conform to applicable regulations of National trade promotion program; trade promotion programs and plans; annual industrial and agricultural promotion programs and plans of ministries and local governments.

Article 10. Science and technology

1. Rural craft facilities when applying science and technology, renovating technology, producing new products, providing science technology services, or receiving scientific and technical advances from domestic and foreign organizations and individuals shall receive preferential treatment according to policies and financial mechanisms encouraging enterprises to invest in science, technology, agriculture, and rural sectors.

2. Rural craft facilities conducting independent research topic or cooperating with science research entities to create new technology, finalize research products with potential of commercialization in rural sectors shall receive funding from funding sources for science and technology professions as per the law.

3. Science and technology are recommended for production in traditional craft villages to improve productivity, increase competitiveness, and ensure preservation and development of traditional crafts.

Article 11. Personnel training

1. Traditional craft practitioners; practitioners in craft villages, traditional craft villages, and practitioners in rural craft facilities shall receive professional training as per applicable laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Local government budget shall finance part of the costs for classes of rural crafts. For training in form of personal training or private training, craft practitioners shall be settled based on actual salaries. Specific expenditure shall be decided by People’s Committees of provinces.

4. Investment projects for rural craft facilities shall receive preferential treatment for vocational training for rural employees as per the law.

5. Funding sources shall be covered by expenditure on education, training, vocational training; National target program for new rural development, relevant programs and projects, and other legal sources. Expenditure amount shall conform to regulations on vocational training policies for rural employees.

Article 12. Financing for development of rural crafts

1. Rural craft development projects utilizing state budget

a) Entities financing project development: Regulatory agencies for agriculture and rural development, relevant local regulatory agencies.

b) Details of financing: Purchasing materials, machinery, equipment, manufacturing lines; hiring technical personnel for directing projects; providing training for individuals participating in projects and consolidating projects; managing projects.

c) Order of priority: Agro-forestry-fishery product processing projects utilizing advance technology and integrated equipment in harvesting, preserving, processing, and consuming in order to improve product quality and meet market demand; projects within craft village preservation and development programs; handicraft development projects satisfying domestic demand or export; material production, supply projects serving development of rural crafts; machinery and equipment manufacturing, production projects serving agriculture and rural development; clean salt production and processing projects; ornamental animal development projects. Craft village projects together with ecotourism development; Agriculture preparation and waste-based product manufacturing projects.

D) Finance up to 50% of the costs but no more than VND 500 million/project.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Regulatory agencies for agriculture and rural development, and relevant regulatory agencies in provinces and cities shall survey, prepare projects, submit to regulatory agencies for rural crafts affiliated to Ministry of Agriculture and Rural Development, and other relevant regulatory agencies to develop and include in annual budget estimates.

Based on expenditure on developing rural craft development projects. Ministry of Agriculture and Rural Development shall approve implementation plans; regulatory agencies for rural crafts affiliated to Ministry of Agriculture and Rural Development shall guide regulatory agencies for agriculture and rural development to implement.

Other relevant central regulatory agencies assigned with expenditure to finance rural craft development projects shall approve plans and provide guidelines on implementation as per applicable laws.

e) Funding sources for rural craft development projects shall be allocated from national target programs for new rural development, agricultural extension programs, industrial extension programs, and local government budget.

2. Rural craft development projects from local government budgets shall conform to Clause 1 of this Article and other regulations prescribed by People’s Committees of provinces.

3. For following contents of development of rural craft financed by local government budget: Communicating, publicizing; improving, training and educating; surveying, learning from experiences of relevant countries; consulting and providing services, conform to guidelines on financial policies of agriculture extension and industrial extension programs, new rural development programs, poverty reduction programs, and other relevant programs, projects.

4. People’s Committees of provinces shall prescribe details, methods, and financing amount other those under this Article depending on local conditions and applicable law provisions.

Chapter IV

MANAGEMENT AND DEVELOPMENT OF CRAFT VILLAGES, TRADITIONAL CRAFT VILLAGES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Craft village preservation and development programs consist of:

a) Preservation and development of traditional craft villages.

b) Development of craft villages together with tourism and new rural development.

c) Development of new craft villages.

2. The Government shall develop programs and allocate funding sources from national target programs for new rural development to finance projects, schemes, plans, and models within craft village preservation and development programs under Clause 1 of this Article.

3. People’s Committees of provinces shall rely on specific conditions of provinces to develop policies to finance local craft village preservation and development projects apartment from funding under Clause 2 of this Article.

Article 14. Financing craft village development

Craft villages, traditional craft villages shall benefit from policies incentivizing rural craft development under Articles 7 through 12 hereof and following policies:

1. Financing direct costs under decisions acknowledging traditional crafts, craft villages, traditional craft villages; specific financing methods and amount shall be decided by People’s Committees of provinces.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Financing investment, renovation, upgrade, and improvement of craft village infrastructure: Road, electricity, clean water; water drainage and irrigation systems; centers and points of sale and introduction of craft village products.

b) Order of priority: Craft villages facing risk of disappearing; craft villages of ethnic minorities; craft villages with good market; craft villages accompanying with tourism and new rural development; craft villages that create jobs, improve income of the locals; craft villages accompanying with preservation and development of cultural value via traditional crafts.

c) People’s Committees of provinces shall decide on infrastructure investment projects for craft villages according to Law on Public Investment and guiding documents as per applicable laws.

dd) Funding sources for financing investment include: Funding sources from national target program for new rural development, national target program for sustainable poverty reduction, target programs and local government budgets.

dd) People’s Committees of provinces shall decide on financing for investment in renovation, upgrade, and completion of craft village infrastructure depending on local conditions and satisfactory to applicable laws.

3. Apartment from policies under this Decree, craft villages encouraged for development shall benefit from policies under Clause 2 Article 15 of Decree No. 19/2015/ND-CP dated February 14, 2015 of the Government.

Chapter V

ORGANIZATION FOR IMPLEMENTATION

Article 15. Ministry of Agriculture and Rural Development

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Take charge and cooperate with relevant ministries and People’s Committees of provinces shall direct implementation of state management for craft villages and rural crafts.

2. Develop and issue policies incentivizing development of rural crafts, preservation and development of craft villages.

3. Direct development and organize implementation of programs, projects, and schemes for financing craft villages, rural craft villages.

4. On an annual basis, develop plans, estimate funding for development of rural crafts and send to finance authority of the same levels for inclusion in estimate allocation solutions and submission to competent authority.

5. Conduct regular or irregular inspection and assessment regarding compliance with regulations and law, effectiveness of craft villages and rural craft facilities.

Article 16. Ministry of Natural Resources and Environment

1. Direct, issue or request competent authority to issue policies enabling rural crafts to receive transferred land, rent land, issue certificate of land use right as per land laws.

2. Develop and issue or request competent authority to issue legislative documents, policies, strategies, plans for environmental protection and technical regulations on environment for craft villages; conduct research, apply and publicize environmental remediation technology depending on craft villages to encourage development of rural crafts that utilize environmentally friendly technology; restrict creation of waste and satisfy food safety requirements, restrict creation and development of rural crafts that potentially cause severe environmental pollution.  

3. Take charge and cooperate with Ministry of Agriculture and Rural Development, ministries and local governments in issuing list of craft villages facing environmental pollution to be dealt with.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Take charge developing, issuing or request competent agencies to issue legislative documents, policies, programs, and plans on industry extension; guide and organize implementation, conduct regular or irregular inspection of implementation of issued policies.

2. Organize development of industrial compounds, programs for financing infrastructure investment of industrial compounds as per the law.

3. On an annual basis, develop plans and industrial extension expenditure estimates from central government budget, and request competent authority to approve and organize implementation as per the law.

Article 18. Ministry of Science and Technology

1. Direct allocation of funding for financing application of science and technology in development of rural crafts in annual plans.

2. Guide, manage manufacturing technology, and restrict introduction of old, obsolete technology to craft villages, rural craft villages, and rural urban areas causing environmental pollution.

3. Take charge, cooperate with relevant agencies in conducting research, introducing, and publicizing environmentally friendly manufacturing technologies to craft villages and rural craft facilities.

Article 19. Ministry of Planning and Investment

Take charge and cooperate with Ministry of Finance, Ministry of Agriculture and Rural Development, and relevant ministries in balancing and allocating funding from state budget and other sources to implement policies according to this Decree.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Guide, balance, and allocate funding sources from state budget and other funding sources to finance development of rural crafts in annual plans as per applicable regulations and law and this Decree.

Article 21. Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs

Guide, inspect, organize implementation of policies financing vocational training and job solutions, and implement regulations on labor, occupational safety and hygiene, and social insurance for development of rural crafts.

Article 22. Ministry of Culture, Sports and Tourism

Direct development of tourism and craft villages; organize tourism promotion activities, assist in developing craft village tourism infrastructure, and encourage development of craft village service and tourism products.

Article 23. Responsibilities of provincial People’s Committees

1. Perform state management functions regarding craft villages and rural crafts in provinces; review local legislative documents to suit this Decree; develop and issue new policies, financing amount, and allocate funding sources from annual local government budget to finance development of craft villages and rural crafts.

2. Direct, guide, inspect compliance with policies, craft village and rural craft development and environmental protection policies and planning; direct preservation and development of craft villages and rural crafts; on a 5-yearly basis, review, product statistical reports, classify, and prepare planning (or management plans) for developing local rural crafts to match practical demands.

3. Direct Departments of Agriculture and Rural Development in performing state management for craft villages and rural crafts. On an annual basis, Departments of Agriculture and Rural Development shall take charge and cooperate with People’s Committees of districts in guiding development and consolidation of rural craft development plans, request competent authority to approve under local agriculture and rural development plans.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Publicize policies incentivizing development of rural crafts to enable organizations and individuals that wish to implement programs, schemes, projects, or activities relating to development of rural crafts to access resources and policies financing development of rural crafts.

6. Direct Departments of Agriculture and Rural Development to develop plans, estimate funding for development of rural crafts and send to finance authority of the same levels for inclusion in estimate allocation solutions and submission to competent authority.

7. Direct People’s Committees of districts to develop, consolidate estimates of expenditure on development of rural crafts in annual budget estimates of districts, and request competent authority to approve as per the law. Apartment from funding sources allocated directly for implementation of these policies, local administrative divisions are responsible for allocating and balancing funding sources of other programs, projects and financing sources of international organizations to finance development of rural crafts.

8. Submit regular or irregular reports at request of Prime Minister, Ministry of Agriculture and Rural Development on development of rural crafts and rural craft villages.

Article 24. Socio-political organizations, socio-occupational organizations

Increase cooperation with relevant government organizations, domestic and foreign organizations in effectively preserving and developing traditional crafts, craft villages, and traditional craft villages via programs and projects regarding development of rural crafts.

Article 25. Implementation

1. This Decree comes into force from June 1, 2018 and replaces Decree No. 66/2006/ND-CP dated July 7, 2006.

2. Decisions acknowledging traditional crafts, craft villages, traditional craft villages of People’s Committees of provinces before the effective date hereof:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) If not conform to criteria under Article 5 hereof, People’s Committees of provinces shall direct competent authority to organize rectification.

3. For applications received by competent authority to implement policies according to Decree No. 66/2006/ND-CP dated July 7, 2006 before the effective date hereof, follow up with the applications according to regulations and law applicable at the time of receiving.

4. The Decree does not finance entities that have already receive financing from other programs that overlap with programs under this Decree.

5. Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities, and relevant organizations and individuals are responsible for implementation of this Decree./.

 

 

PP. GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Xuan Phuc

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12/04/2018 về phát triển ngành nghề nông thôn

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


55.319

DMCA.com Protection Status
IP: 2a06:98c0:3600::103
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!