Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu đạt 95% số vụ bạo lực gia đình sẽ được phát hiện và xử lý kịp thời?

Hiện nay, tình trạng bạo lực gia đình thường xuyên xảy ra. Bạo lực gia đình không chỉ phản ánh sự thô bạo, thiếu hạnh phúc của mỗi gia đình mà còn đặt ra nhiều vấn đề trong xã hội. Do đó, Thành phố Hồ Chí Minh đã đặt mục tiêu gì trong việc phản ánh, xử lý bạo lực gia đình?

Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu thực hiện mục tiêu 95% số vụ bạo lực gia đình được phát hiện và xử lý?

Theo tiết 1.2 tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch 1327/KH-UBND năm 2022 về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển gia đình, xây dựng gia đình trong tình hình mới giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra chỉ tiêu giải quyết tình trạng bạo lực gia đình như sau:

- Tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân gia đình, giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình, thực hiện bình đẳng giới trong gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn sự xâm nhập của tệ nạn xã hội vào gia đình.

+ Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đến năm 2025 đạt 95% và năm 2030 đạt 97% các gia đình được cung cấp thông tin, kiến thức về văn hóa ứng xử, kỹ năng giáo dục đạo đức, lối sống, tình yêu thương, truyền thống dân tộc và các giá trị văn hóa tốt đẹp; phòng ngừa rủi ro, tệ nạn xã hội, bạo lực trong gia đình; đặc biệt quan tâm đến hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, gia đình dân tộc thiểu số.

+ Chỉ tiêu 2: Đến năm 2025 đạt 90% và đến năm 2030 đạt 95% số vụ bạo lực gia đình được phát hiện và được xử lý theo quy định của pháp luật; 100% địa phương có mô hình can thiệp, phòng ngừa và ứng phó bạo lực gia đình nhằm giảm tác hại của bạo lực gia đình, đặc biệt với phụ nữ, người yếu thế và trẻ em.

* Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao.

* Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành và tổ chức chính trị - xã hội Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện.

* Hoạt động trọng tâm: Tổ chức tuyên truyền, truyền thông vận động thay đổi hành vi của người dân, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên và người lao động nhằm góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững; Rà soát, nâng chất lượng hoạt động Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình; Mô hình các câu lạc bộ/ đội/ nhóm xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững tại cơ sở; Tổ chức các hoạt động truyền thông; Nghiên cứu, đề xuất và xây dựng các mô hình dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bạo lực; Đẩy mạnh triển khai “Quy trình phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp bạo lực gia đình trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” và tập huấn, đào tạo nội dung cho đội ngũ cộng tác viên dân số, gia đình và trẻ em.

Theo kế hoạch thì Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu đến năm 2025 đạt 90% số vụ bạo lực gia đình được phát hiện và giải quyết, tỷ lệ này sẽ là 95% vào năm 2030.

Tỷ lệ các gia đình được cung cấp thông tin, kiến thức về văn hóa ứng xử, kỹ năng giáo dục đạo đức sẽ là 95% vào năm 2025 và tỷ lệ đạt 97% vào năm 2030.

Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đạt 95% số vụ bạo lực gia đình sẽ được phát hiện và xử lý theo kế hoạch xây dựng, phát triển gia đình trong tình hình mới?

Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu đạt 95% số vụ bạo lực gia đình sẽ được phát hiện và xử lý kịp thời?

Mục tiêu phát triển, phổ cập kiến thức về truyền thống dân tộc như thế nào?

Theo tiết 1.2 tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch 1327/KH-UBND năm 2022 về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển gia đình, xây dựng gia đình trong tình hình mới giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã đặt ra mục tiêu về việc phát triển, tuyên truyền kiến thức về truyền thống dân tộc như sau:

- Tiếp tục kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới, môi trường gia đình tiến bộ, hạnh phúc tạo điều kiện để mọi thành viên trong gia đình phát triển toàn diện và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại.

+ Phấn đấu đến năm 2025 đạt 95% và năm 2030 đạt 97% các gia đình được tuyên truyền, giáo dục về truyền thống dân tộc, truyền thống văn hóa, truyền thống gia đình và tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị tốt đẹp của gia đình hiện đại.

Theo đó, mục tiêu phổ cập, tuyên truyền về truyền thống dân tộc, văn hóa là 95% đến các gia đình vào năm 2025 và con số này sẽ là 97% vào năm 2030.

Năm 2030, Thành phố Hồ Chí Minh đạt trên 95% gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa?

Theo tiết 1.2 tiểu mục 1 Mục II Kế hoạch 1327/KH-UBND năm 2022 về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển gia đình, xây dựng gia đình trong tình hình mới giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã đặt ra mục tiêu phấn đấu đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa như sau:

- Phấn đấu đến năm 2025 đạt 93% và năm 2030 đạt 95% trở lên hộ gia đình đạt chuẩn gia đình tiêu biểu, hạnh phúc, văn hóa; Phấn đấu đến năm 2025 đạt 80% và năm 2030 đạt 90% trở lên hộ gia đình được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về giáo dục đạo đức lối sống và văn hóa giao tiếp ứng xử trong gia đình; về chăm sóc bảo vệ phòng chống xâm hại trẻ em, bảo đảm quyền tham gia của trẻ em trong gia đình; về chăm sóc phụng dưỡng và phát huy vai trò người cao tuổi trong gia đình.

- Đơn vị chủ trì: Sở Văn hóa và Thể thao.

- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban, ngành và tổ chức chính trị - xã hội Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện.

- Hoạt động trọng tâm: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, truyền thông hình thức đa dạng và nội dung phong phú nhân các hoạt động hưởng ứng ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3, ngày Gia đình Việt Nam 28/6,... về các nội dung phòng, chống tệ nạn xã hội, phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, bảo vệ chăm sóc trẻ em, phụng dưỡng người cao tuổi, xây dựng gia đình văn hóa, ấp văn hóa, khu phố văn hóa.

Theo kế hoạch thì mục tiêu vào năm 2025 thì 93% các gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đạt chuẩn gia đình tiêu biểu, hạnh phúc, văn hóa. Mục tiêu sẽ được tăng lên 95% vào năm 2030.

Bạo lực gia đình Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bạo lực gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hành vi bạo lực gia đình thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Người bị bạo lực gia đình có thuộc diện được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tạm thời tại cộng đồng không?
Pháp luật
Xử lý hành vi xâm hại sức khỏe, bạo hành gia đình như thế nào? Người vợ bị chồng xâm hại sức khỏe, bạo hành thường xuyên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại ra sao?
Pháp luật
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong phòng, chống bạo lực gia đình? Hành vi bạo lực gia đình gồm những hành vi nào?
Pháp luật
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 quy định cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình có quyền nào?
Pháp luật
Cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm nào theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
Pháp luật
Chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy thì vợ có được yêu cầu chia tài sản nhiều hơn khi ly hôn không?
Pháp luật
Nạn nhân bạo lực gia đình có trách nhiệm gì theo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022?
Pháp luật
Đã ly hôn nhưng không chăm sóc người đang mang thai con của mình thì có xem là vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Có tạm giữ người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc không? Phải thông báo với ai khi phát hiện hành vi vi phạm?
Pháp luật
Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình có phải là một biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bạo lực gia đình
1,646 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bạo lực gia đình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bạo lực gia đình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào