Thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới của tổ chức kinh tế do ai ký?
- Quy trình nghiệp vụ đổi tiền của nước có chung biên giới của tổ chức kinh tế phải có các nội dung nào?
- Thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới của tổ chức kinh tế do ai ký?
- Tổ chức tín dụng ủy quyền tổ chức kinh tế hoạt động đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới bị giải thể thì giấy chứng nhận có hết hiệu lực không?
Quy trình nghiệp vụ đổi tiền của nước có chung biên giới của tổ chức kinh tế phải có các nội dung nào?
Quy trình nghiệp vụ đổi tiền của nước có chung biên giới của tổ chức kinh tế phải có các nội dung được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 6d Nghị định 89/2016/NÐ-CP, được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 23/2023/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy chứng nhận
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
b) Bản sao giấy tờ chứng minh về việc đặt đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới tại địa điểm theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6a Nghị định này;
c) Báo cáo về việc tổ chức kinh tế trang bị đầy đủ bảng thông báo tỷ giá công khai, bảng hiệu ghi tên tổ chức tín dụng ủy quyền và tên đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới tại nơi giao dịch;
d) Quy trình nghiệp vụ đổi tiền của nước có chung biên giới bao gồm các nội dung chính sau: có biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình đổi tiền của nước có chung biên giới; việc ghi chép, xuất hóa đơn cho khách hàng, lưu giữ chứng từ, hóa đơn, sổ sách; chế độ hạch toán, kế toán; chế độ báo cáo; biện pháp xử lý khi phát hiện tiền giả, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông;
…
Như vậy, theo quy định trên thì quy trình nghiệp vụ đổi tiền của nước có chung biên giới của tổ chức kinh tế phải có các nội dung chính sau:
- Có biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình đổi tiền của nước có chung biên giới;
- Việc ghi chép, xuất hóa đơn cho khách hàng, lưu giữ chứng từ, hóa đơn, sổ sách;
- Chế độ hạch toán, kế toán;
- Chế độ báo cáo;
- Biện pháp xử lý khi phát hiện tiền giả, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.
Thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới của tổ chức kinh tế do ai ký? (Hình từ Internet)
Thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới của tổ chức kinh tế do ai ký?
Thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới của tổ chức kinh tế do ai ký, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 6b Nghị định 89/2016/NÐ-CP, được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 23/2023/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc lập hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy chứng nhận
1. Đối với thành phần hồ sơ là bản sao, tổ chức kinh tế được lựa chọn nộp bản sao có chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức kinh tế đó về tính chính xác của bản sao so với bản chính. Trường hợp tổ chức kinh tế nộp hồ sơ là bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu hồ sơ phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
2. Các thành phần hồ sơ là đơn đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy chứng nhận, báo cáo, hợp đồng đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới với tổ chức tín dụng ủy quyền phải do người đại diện hợp pháp của tổ chức kinh tế ký.
Như vậy, theo quy định trên thì thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới của tổ chức kinh tế do người đại diện hợp pháp của tổ chức kinh tế ký.
Tổ chức tín dụng ủy quyền tổ chức kinh tế hoạt động đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới bị giải thể thì giấy chứng nhận có hết hiệu lực không?
Tổ chức tín dụng ủy quyền tổ chức kinh tế hoạt động đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới bị giải thể thì giấy chứng nhận có hết hiệu lực không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 6g Nghị định 89/2016/NÐ-CP, được bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 23/2023/NĐ-CP như sau:
Các trường hợp tự động hết hiệu lực
Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận điều chỉnh/gia hạn tự động hết hiệu lực trong các trường hợp sau:
1. Tổ chức tín dụng ủy quyền, tổ chức kinh tế bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức tín dụng ủy quyền, tổ chức kinh tế bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc các giấy tờ khác tương đương theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức tín dụng ủy quyền chấm dứt hợp đồng đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới với tổ chức kinh tế.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức tín dụng ủy quyền tổ chức kinh tế hoạt động đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới bị giải thể thì Giấy chứng nhận tự động hết hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?