Thang cách điện cấp 2 được thiết kế thế nào? Thang cách điện cấp 2 phải đáp ứng những yêu cầu gì về vật lý?
Thang cách điện cấp 2 được thiết kế thế nào?
Thang cách điện cấp 2 được quy định tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9629:2013 (IEC 61478:2003) về Làm việc có điện - Thang cách điện như sau:
Phân loại
4.1. Cấp 1
Thang cách điện cấp 1 được thiết kế để gắn vào các kết cấu đường dây tải điện trên không để trèo.
Các thang cách điện này được bố trí theo chiều thẳng đứng lên các kết cấu với các khung đặc biệt và chúng được gắn bằng hệ thống cố định để ngăn không cho thang di chuyển trên các kết cấu đó. Thang có thể đặt trên mặt đất hoặc trên tấm nền đặc biệt lắp với kết cấu. Các thang này gồm ít nhất một đoạn thang cách điện. Chúng có thể được nối dài bằng cách sử dụng các đoạn cách điện hoặc đoạn dẫn bổ sung được khóa liên động thích hợp.
Thang cấp 1 được hạn chế ở điện áp đến và bằng 36 kV.
4.2. Cấp 2
Thang cấp 2 được thiết kế để làm việc có điện, với sào cách điện hoặc tay trần, để tiếp cận đến các phần mang điện ở vị trí nằm ngang, thẳng đứng hoặc đặt nghiêng. Thang được bố trí trên kết cấu bằng hai móc hoặc bằng vòng kẹp xoay đặc biệt. Thang này có thể nối dài bằng cách sử dụng phần nối dài dạng móc của thang.
Như vậy, theo quy định, thang cách điện cấp 2 được thiết kế để làm việc có điện, với sào cách điện hoặc tay trần, để tiếp cận đến các phần mang điện ở vị trí nằm ngang, thẳng đứng hoặc đặt nghiêng.
Thang được bố trí trên kết cấu bằng hai móc hoặc bằng vòng kẹp xoay đặc biệt. Thang này có thể nối dài bằng cách sử dụng phần nối dài dạng móc của thang.
Thang cách điện cấp 2 được thiết kế thế nào? (Hình từ Internet)
Thang cách điện cấp 2 phải đáp ứng những yêu cầu gì về vật lý?
Yêu cầu vật lý đối với thang cách điện cấp 2 được quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9629:2013 (IEC 61478:2003) về Làm việc có điện - Thang cách điện như sau:
(1) Yêu cầu chung: Các thanh ngang phải có bề mặt chống trượt và phải vuông góc với các thanh dọc.
Hình dạng của thanh ngang phải được thiết kế để đảm bảo bàn tay đeo găng có thể bám chắc chắn vào thanh và tạo thành giá đỡ thoải mái cho bàn chân người vận hành khi đang mang giày hoặc ủng.
Tất cả các phần kim loại phải chịu được ăn mòn.
(2) Yêu cầu riêng:
- Đoạn cơ bản: Chiều dài của các đoạn thang cơ bản phải nằm trong dải từ 2 400 mm đến 6 200 mm với dung sai ± 5 mm.
Lưu ý: Chênh lệch về chiều dài giữa hai thanh dọc không được lớn hơn 2 mm.
Đoạn cơ bản gồm:
+ Hai thanh dọc, tại một đầu của mỗi thanh có một móc khuyên và một xích an toàn làm bằng kim loại chịu ăn mòn và đầu còn lại có vòng chặn dây thừng;
+ 8 đến 20 thanh ngang chống trượt tùy theo chiều dài của đoạn thang.
- Phần nối dài của thang: Chiều dài phần nối dài phải nằm trong dải từ 1 500 mm đến 6 200 mm với dung sai ± 5 %.
Lưu ý: Chênh lệch về chiều dài giữa hai thanh dọc không được lớn hơn 2 mm.
Mỗi thanh dọc của phần nối dài phải cơ cấu nối ở một đầu và vòng xiết ở đầu còn lại để giữ dây thừng.
Phần nối dài của thang phải gồm 5 đến 20 thang ngang tùy theo chiều dài của đoạn thang.
- Thanh dọc: Khoảng cách giữa các trục của thanh dọc phải nằm trong phạm vi từ 280 mm đến 400 mm và cũng phải là khoảng cách giữa trục của cơ cấu nối.
- Cơ cấu nối: Mỗi thanh dọc của phần nối dài của thang phải có một cơ cấu nối có chiều dài từ 15 mm đến 250 mm. Khóa của cơ cấu nối giữa đoạn cơ bản và phần nối dài phải chắc chắn.
Yêu cầu cơ của thang cách điện cấp 2 là gì?
Yêu cầu cơ của thang cách điện cấp 2 được quy định tại tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9629:2013 (IEC 61478:2003) về Làm việc có điện - Thang cách điện như sau:
Các yêu cầu
...
5.4. Yêu cầu cơ
...
5.4.2. Yêu cầu cơ của thang cấp 1
Hai phần tử nối với nhau phải chịu được tải uốn 1 000 N.
Cụm chi tiết nơi thanh ngang ghép vào thanh dọc phải chịu được tải 2 000 N.
Hệ thống cố định và phần nối dài phải chịu được tải 1 000 N.
Khung phải chịu được tải đặt thẳng đứng 500 N.
5.4.3. Yêu cầu cơ của thang cấp 2
Thang cấp 2 phải chịu được tải kéo thẳng đứng 6 000 N.
Cơ cấu nối của thang ghép và thang móc phải chịu được tải kéo 3 500 N.
Thang cấp 2 phải chịu được tải uốn 5 200 Nm.
5.5. Yêu cầu chung về điện
5.5.1. Phần dẫn điện
Cho phép có phần dẫn điện trên đoạn cơ bản, móc của tất cả các thang cấp 2, khung và cơ cấu nối.
...
Như vậy, yêu cầu cơ của thang cách điện cấp 2 được quy định cụ thể như sau:
- Thang cấp 2 phải chịu được tải kéo thẳng đứng 6 000 N.
- Cơ cấu nối của thang ghép và thang móc phải chịu được tải kéo 3 500 N.
- Thang cấp 2 phải chịu được tải uốn 5 200 Nm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng 2, hạng 3 thuộc về ai theo Nghị định 175?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Lạng Sơn như thế nào?
- Mâm ngũ quả miền Nam có gì? 11 loại quả mâm ngũ quả? Tết Nguyên Đán Ất Tỵ có được bắt pháo hoa không?
- Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có được hành nghề trên phạm vi cả nước?
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An như thế nào?