Thân nhân có thể gửi tiền cho học sinh trường giáo dưỡng thông qua đường bưu điện theo quy định hiện nay hay không?
Học sinh trường giáo dưỡng có được phép giữ tiền mà thân nhân gửi cho mình hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Thông tư 41/2022/TT-BCA quy định về việc quản lý tiền gửi lưu ký như sau:
Quy định về quản lý tiền, đồ vật gửi lưu ký
1. Học sinh, trại viên khi đến chấp hành quyết định hoặc trong thời gian chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có tiền Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (tiền Việt Nam), ngân phiếu, giấy tờ có giá, ngoại tệ, thẻ thanh toán điện tử, vàng, bạc, đồng hồ, đồ trang sức quý hiếm hoặc những đồ vật có giá trị khác phải gửi vào lưu ký trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc và được nhận lại khi ra khỏi trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc. Trường hợp học sinh, trại viên có nhu cầu chuyển số tiền, đồ vật, tư trang nêu trên cho người thân hoặc người đại diện hợp pháp thì trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc chuyển, giao trực tiếp cho người thân hoặc gửi qua đường bưu điện. Việc chuyển tiền, đồ vật, tư trang phải được lập biên bản; biên bản mô tả thực trạng, số lượng, chủng loại, hình dạng, kích thước, màu sắc và các đặc điểm khác. Cước phí chuyển tiền, đồ vật, tư trang do học sinh, trại viên trả theo quy định.
2. Học sinh, trại viên có tiền mặt, đồ vật gửi lưu ký khi chuyển đến trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc khác hoặc trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cán bộ trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc có trách nhiệm chuyển giao số tiền, đồ vật này cho nơi tiếp nhận học sinh, trại viên. Việc giao nhận được lập thành biên bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận và học sinh, trại viên.
3. Trường hợp học sinh, trại viên chết, phải ghi rõ vào biên bản học sinh, trại viên chết số tiền lưu ký còn lại, đồ vật gửi lưu ký và tài sản cá nhân khác để bàn giao cho thân nhân hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Theo quy định thì học sinh có tiền mặt gửi lưu ký khi chuyển đến trường giáo dưỡng cán bộ trường giáo dưỡng có trách nhiệm chuyển giao số tiền này cho nơi tiếp nhận học sinh.
Việc giao nhận số tiền gửi lưu ký được lập thành biên bản, có chữ ký của bên giao, bên nhận và học sinh.
Như vậy, học sinh trường giáo dưỡng không được phép giữ tiền mà thân nhân gửi cho mình.
Thân nhân có thể gửi tiền cho học sinh trường giáo dưỡng thông qua đường bưu điện theo quy định hiện nay hay không? (Hình từ Internet)
Học sinh trường giáo dưỡng được phép sử dụng tiền lưu ký để sử dụng vào những mục đích nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 41/2022/TT-BCA quy định về việc sử dụng tiền lưu ký như sau:
Quy định về sử dụng tiền lưu ký
Học sinh, trại viên được sử dụng tiền lưu ký theo quy định sau:
1. Mua lương thực, thực phẩm, hàng hóa tại căng tin của trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
Mỗi tháng học sinh, trại viên được mua lương thực, thực phẩm không quá 05 lần định lượng ăn trung bình hằng tháng theo quy định của Nhà nước (định lượng này được quy đổi thành tiền). Tiền mua các loại hàng hóa phục vụ sinh hoạt không tính vào số lượng tiền mua lương thực, thực phẩm ăn thêm của học sinh, trại viên.
2. Thanh toán tiền gửi thư, đồ vật, liên lạc điện thoại với thân nhân.
3. Gửi về cho thân nhân hoặc nhận lại khi chấp hành xong quyết định.
Từ quy định vừa nêu trên thì học sinh trường giáo dưỡng được phép sử dụng tiền lưu ký để:
(1) Mua lương thực, thực phẩm, hàng hóa tại căng tin của trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc.
(2) Thanh toán tiền gửi thư, đồ vật, liên lạc điện thoại với thân nhân.
(3) Gửi về cho thân nhân hoặc nhận lại khi chấp hành xong quyết định.
Thân nhân có thể gửi tiền cho học sinh trường giáo dưỡng thông qua đường bưu điện hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 41/2022/TT-BCA quy định về chế độ nhận tiền như sau:
Chế độ nhận tiền, quà
1. Học sinh được nhận tiền, quà theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP.
Trại viên được nhận tiền, quà theo quy định tại khoản 3 Điều 39 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP.
...
Dẫn chiếu khoản 3 Điều 24 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về chế độ nhận tiền của học sinh như sau:
Chế độ thăm gặp thân nhân, liên lạc, nhận tiền, quà của học sinh
...
3. Chế độ nhận tiền, quà
a) Học sinh được nhận tiền mặt (Việt Nam đồng) do thân nhân đến thăm gặp gửi thì cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp tiếp nhận, chuyển vào Sổ lưu ký học sinh; đối với tiền gửi qua bưu điện thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm cử cán bộ đến bưu điện nhận tiền và làm thủ tục lưu ký theo quy định, vào sổ theo dõi, quản lý, đồng thời thông báo cho học sinh được nhận tiền biết.
Số tiền lưu ký của học sinh được sử dụng mua lương thực, thực phẩm, hàng hóa và các đồ dùng thiết yếu khác tại căng tin trường giáo dưỡng; thanh toán tiền gửi thư, liên lạc điện thoại; gửi về cho thân nhân hoặc nhận lại (nếu còn) khi chấp hành xong quyết định;
...
Như vậy, thân nhân của học sinh trường giáo dưỡng có thể gửi tiền cho học sinh thông qua đường bưu điện.
Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có trách nhiệm cử cán bộ đến bưu điện nhận tiền và làm thủ tục lưu ký theo quy định, vào sổ theo dõi, quản lý, đồng thời thông báo cho học sinh được nhận tiền biết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?