Tham vấn tâm lý cho học sinh là gì? Việc tham vấn tâm lý riêng cho học sinh được thực hiện tại đâu?
Tham vấn tâm lý cho học sinh là gì?
Tham vấn tâm lý cho học sinh được giải thích tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT như sau:
1. Tư vấn tâm lý cho học sinh là sự hỗ trợ tâm lý, giúp học sinh nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ xã hội, từ đó tăng cảm xúc tích cực, tự đưa ra quyết định trong tình huống khó khăn học sinh gặp phải khi đang học tại nhà trường.
2. Tham vấn tâm lý cho học sinh là sự tương tác, trợ giúp tâm lý, can thiệp (khi cần thiết) của cán bộ, giáo viên tư vấn đối với học sinh khi gặp phải tình huống khó khăn trong học tập, hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ với người khác hoặc nhận thức bản thân, từ đó tăng cảm xúc tích cực, tự lựa chọn và thực hiện quyết định trong tình huống đó.
Như vậy, theo quy định trên thì tham vấn tâm lý cho học sinh là sự tương tác, trợ giúp tâm lý, can thiệp (khi cần thiết) của cán bộ, giáo viên tư vấn đối với học sinh khi gặp phải tình huống khó khăn trong học tập, hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ với người khác hoặc nhận thức bản thân, từ đó tăng cảm xúc tích cực, tự lựa chọn và thực hiện quyết định trong tình huống đó.
Tham vấn tâm lý cho học sinh là gì? Việc tham vấn tâm lý riêng cho học sinh được thực hiện tại đâu? (Hình từ Internet)
Việc tham vấn tâm lý riêng cho học sinh được thực hiện tại đâu?
Việc tham vấn tâm lý riêng cho học sinh được thực hiện tại đâu, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT về hình thức thực hiện như sau:
Hình thức thực hiện
1. Xây dựng các chuyên đề về tư vấn tâm lý cho học sinh và bố trí thành các bài giảng riêng hoặc lồng ghép trong các tiết sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ. Tổ chức dạy tích hợp các nội dung tư vấn tâm lý cho học sinh trong các môn học chính khóa và hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
2. Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, diễn đàn về các chủ đề liên quan đến nội dung cần tư vấn cho học sinh.
3. Thiết lập kênh thông tin, cung cấp tài liệu, thường xuyên trao đổi với cha mẹ học sinh về diễn biến tâm lý và các vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ cho học sinh.
4. Tư vấn, tham vấn riêng, tư vấn nhóm, trực tiếp tại phòng tư vấn; tư vấn trực tuyến qua mạng nội bộ, trang thông tin điện tử của nhà trường, email, mạng xã hội, điện thoại và các phương tiện thông tin truyền thông khác.
5. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân liên quan tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh.
Như vậy, theo quy định trên thì việc tham vấn tâm lý riêng cho học sinh được thực hiện tại phòng tư vấn.
Kinh phí thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh được lấy từ đâu?
Kinh phí thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh được lấy từ đâu, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT về cơ sở vật chất, kinh phí như sau:
Cơ sở vật chất, kinh phí
1. Nhà trường bố trí phòng tư vấn tâm lý riêng (đối với trường tiểu học có thể bố trí phòng hoặc góc tư vấn tùy theo quy mô và điều kiện nhà trường) đảm bảo tính riêng tư, kín đáo, dễ tiếp cận và phù hợp để tổ chức hoạt động tư vấn; trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, học liệu cần thiết để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ tư vấn.
2. Kinh phí thực hiện công tác tư vấn tâm lý được lấy từ:
a) Nguồn chi thường xuyên của nhà trường;
b) Các khoản tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;
c) Các nguồn thu hợp pháp khác.
3. Kinh phí chi cho công tác tư vấn tâm lý được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì kinh phí thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh được lấy từ:
- Nguồn chi thường xuyên của nhà trường;
- Các khoản tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân tong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật;
- Các nguồn thu hợp pháp khác.
Kinh phí chi cho công tác tư vấn tâm lý được quản lý, sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.
Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm gì đối với tham vấn tâm lý cho học sinh?
Hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm đối với tư vấn tâm lý cho học sinh theo quy định tại Điều 10 Thông tư 31/2017/TT-BGDĐT như sau:
Trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường
1. Thành lập Tổ Tư vấn, hỗ trợ học sinh của nhà trường; quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp, chỉ đạo và xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh.
2. Tổ chức khảo sát, xây dựng dữ liệu tâm lý ban đầu đối với học sinh đầu cấp học; phân loại, theo dõi, cập nhật thường xuyên đặc điểm, diễn biến tâm lý của học sinh.
3. Sơ kết, tổng kết, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo định kỳ từng năm học.
Theo đó, đối với tư vấn tâm lý cho học sinh thì Hiệu trưởng nhà trường có các trách nhiệm được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?