Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra quốc phòng năm 2022: Bãi bỏ thẩm quyền của chánh Thanh tra quốc phòng Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh?
Quy định về thẩm quyền xử phạt của Thanh tra quốc phòng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Nghị định 120/2013/NĐ-CP như sau:
"Điều 38. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra quốc phòng
Thanh tra quốc phòng có thẩm quyền xử phạt các vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này:
1. Thanh tra viên quốc phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Mục 6 Chương II của Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra quốc phòng Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 37.500.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khi xử phạt vi phạm theo quy định tại Chương II của Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra quốc phòng quân khu có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 52.500.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 52.500.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khi xử phạt vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khi xử phạt vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này.
5. Trưởng đoàn Thanh tra quốc phòng Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
6. Trưởng đoàn Thanh tra quốc phòng quân khu có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
7. Trưởng đoàn Thanh tra Bộ Quốc phòng có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Khoản 3 Điều này."
Như vậy, thẩm quyền xử phạt của Thanh tra quốc phòng được quy định như trên.
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra quốc phòng năm 2022: Bãi bỏ thẩm quyền của chánh Thanh tra quốc phòng Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh?
Sửa đổi, bổ sung các quy định về Thanh tra quốc phòng gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 32 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Thanh tra quốc phòng như sau:
"32, Sửa đổi, bổ sung Điều 38 như sau:
“Điều 38, Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra quốc phòng
1. Thanh tra viên quốc phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phat canh cáo
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng
c) Tịch thua tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 25 Nghị định nảy
2. Chánh Thanh tra quốc phòng quân khu có quyền:
a) Phạt cảnh cáo,
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng,
c) Tuốc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt Qua 75 000,000 đồng:
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
3. Chánh thanh tra Bộ Quốc phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng
e) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 2b Nghị định này
4. Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành quân khu có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành Bộ Quốc phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 52.500.000 đồng ;
c) Tuốc quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 105.000.000 đồng.".
Như vậy, thẩm quyền xử phạt của Thanh tra quốc phòng được sửa đổi, bổ sung theo quy định trên.
Phân định thẩm quyền xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Thông tư 95/2014/TT-BQP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu như sau:
"Điều 14. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu
1. Trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
2. Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:
a) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;
c) Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm."
Như vậy, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quy định như trên.
Nghị định 37/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ 22/07/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy phép kinh doanh là gì? Mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh?
- Trường tiểu học bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi nào? Trình tự thực hiện đình chỉ hoạt động giáo dục trường tiểu học như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?