Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ của Tòa án quân sự được hướng dẫn mới nhất như thế nào theo quy định Thông tư 03/2023/TT-TANDTC?
Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ của Tòa án quân sự được hướng dẫn mới nhất như thế nào theo quy định Thông tư 03/2023/TT-TANDTC?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 03/2023/TT-TANDTC thì thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ của Tòa án quân sự được hướng dẫn thực hiện theo nguyên tắc chung: Vụ án xảy ra trên địa bàn của Tòa án quân sự nào thì thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự đó. Việc phân định địa bàn trong Quân đội là căn cứ để xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tuy nhiên việc xác định thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ của Tòa án quân sự cần lưu ý 03 trường hợp cụ thể sau:
Trường hợp 1
Bị cáo thuộc đơn vị của Quân chủng Hải quân thì thuộc thẩm quyền xét xử của các Tòa án quân sự thuộc Quân chủng Hải quân không phụ thuộc vào nơi thực hiện tội phạm.
Trường hợp bị cáo là người theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 272 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 mà tội phạm của họ gây thiệt hại cho Quân chủng Hải quân hoặc tội phạm xảy ra trong doanh trại hoặc khu vực quân sự do Quân chủng Hải quân quản lý, bảo vệ cũng thuộc thẩm quyền xét xử của các Tòa án quân sự thuộc Quân chủng Hải quân.
Trường hợp 2
Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi thực hiện tội phạm thì Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử là Tòa án quân sự nơi kết thúc việc điều tra, trừ trường hợp vụ án xảy ra ở nhiều nơi, trong đó có nơi đang thi hành lệnh thiết quân luật thì Tòa án quân sự ở nơi thiết quân luật có thẩm quyền xét xử toàn bộ vụ án.
Trường hợp 3
Trường hợp nhiều Tòa án quân sự khác nhau có thẩm quyền xét xử do vụ án có nhiều bị cáo thuộc nhiều đơn vị khác nhau thì Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử là Tòa án quân sự nơi kết thúc việc điều tra, trừ trường hợp vụ án xảy ra ở nhiều nơi, trong đó có nơi đang thi hành lệnh thiết quân luật thì Tòa án quân sự ở nơi thiết quân luật có thẩm quyền xét xử toàn bộ vụ án.
Ví dụ: Vụ án có bị cáo thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự Quân khu 3, có bị cáo thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân thì Tòa án có thẩm quyền xét xử là Tòa án quân sự nơi kết thúc việc điều tra.
Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ của Tòa án quân sự được hướng dẫn mới nhất như thế nào theo quy định Thông tư 03/2023/TT-TANDTC? (Hình từ Internet)
Những trường hợp thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án quân sự quân khu và tương đương?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 03/2023/TT-TANDTC thì Tòa án quân sự quân khu và tương đương có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về:
- Các tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự khu vực;
- Có bị cáo, bị hại, đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài;
- Các tội phạm mà đối tượng khi phạm tội hoặc khi bị khởi tố có cấp bậc quân hàm từ Thượng tá trở lên hoặc giữ chức vụ theo quy định có cấp bậc quân hàm cao nhất từ Thượng tá trở lên;
- Các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự khu vực nhưng có nhiều tình tiết phức tạp khó đánh giá, thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành; vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cấp huyện, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.
Tổ chức Tòa án quân khu và Tòa án khu vực hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Nghị quyết 571/NQ-UBTVQH14 thì tổ chức tòa án quân khu và khu vực hiện nay như sau:
Tòa án quân khu và tương đương
Thành lập 09 Tòa án quân sự quân khu và tương đương trên cơ sở các Tòa án quân sự quân khu và tương đương hiện hành:
- Tòa án quân sự Quân khu 1;
- Tòa án quân sự Quân khu 2;
- Tòa án quân sự Quân khu 3;
- Tòa án quân sự Quân khu 4;
- Tòa án quân sự Quân khu 5;
- Tòa án quân sự Quân khu 7;
- Tòa án quân sự Quân khu 9;
- Tòa án quân sự Thủ đô Hà Nội;
- Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân.
Tòa án khu vực
Thành lập 10 Tòa án quân sự khu vực trên cơ sở các Tòa án quân sự khu vực hiện hành:
- Tòa án quân sự khu vực Quân khu 1, trên cơ sở sáp nhập Tòa án quân sự khu vực 1 Quân khu 1 và Tòa án quân sự khu vực 2 Quân khu 1 hiện hành;
- Tòa án quân sự khu vực Quân khu 2, trên cơ sở sáp nhập Tòa án quân sự khu vực 1 Quân khu 2 và Tòa án quân sự khu vực 2 Quân khu 2 hiện hành;
- Tòa án quân sự khu vực Quân khu 3, trên cơ sở sáp nhập Tòa án quân sự khu vực 1 Quân khu 3 và Tòa án quân sự khu vực 2 Quân khu 3 hiện hành;
- Tòa án quân sự khu vực Quân khu 4, trên cơ sở sáp nhập Tòa án quân sự khu vực 1 Quân khu 4 và Tòa án quân sự khu vực 2 Quân khu 4 hiện hành;
- Tòa án quân sự khu vực 1 Quân khu 5, trên cơ sở Tòa án quân sự khu vực 1 Quân khu 5 hiện hành;
- Tòa án quân sự khu vực 2 Quân khu 5, trên cơ sở Tòa án quân sự khu vực 2 Quân khu 5 hiện hành;
- Tòa án quân sự khu vực Quân khu 7, trên cơ sở sáp nhập Tòa án quân sự khu vực 1 Quân khu 7 và Tòa án quân sự khu vực 2 Quân khu 7 hiện hành;
- Tòa án quân sự khu vực Quân khu 9, trên cơ sở sáp nhập Tòa án quân sự khu vực 1 Quân khu 9 và Tòa án quân sự khu vực 2 Quân khu 9 hiện hành;
- Tòa án quân sự khu vực Thủ đô Hà Nội, trên cơ sở Tòa án quân sự khu vực Thủ đô Hà Nội hiện hành;
- Tòa án quân sự khu vực Quân chủng Hải Quân, trên cơ sở sáp nhập Tòa án quân sự khu vực 1 Quân chủng Hải Quân và Tòa án quân sự khu vực 2 Quân chủng Hải Quân hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?