Thẩm quyền, trình tự thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường được quy định như thế nào?
Các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường gồm những biện pháp nào?
Các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường gồm những biện pháp nào? (Hình từ Internet)
Tại khoản 1 Điều 32 Pháp lệnh thị trường 2016 quy định về các biện pháp nghiệp vụ như sau:
Các biện pháp nghiệp vụ
1. Các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường bao gồm:
a) Quản lý theo địa bàn đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại;
b) Thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin phục vụ kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính;
c) Giám sát hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại có dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân;
d) Xây dựng cơ sở cung cấp thông tin để phục vụ hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường.
2. Việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ không được gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Thẩm quyền, trình tự thực hiện các biện pháp nghiệp vụ do Bộ trưởng Bộ Công thương quy định.
Như vậy, các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường bao gồm:
- Quản lý theo địa bàn đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại;
- Thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin phục vụ kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, xử lý vi phạm hành chính;
- Giám sát hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại có dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân;
- Xây dựng cơ sở cung cấp thông tin để phục vụ hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường.
Có những nội dung gì trong hoạt động của các biện pháp nghiệp vụ hiện nay?
Theo Điều 33 Pháp lệnh thị trường 2016 quy định về nội dung hoạt động của các biện pháp nghiệp vụ như sau:
Nội dung hoạt động của các biện pháp nghiệp vụ
1. Nội dung hoạt động quản lý theo địa bàn bao gồm:
a) Thường xuyên cập nhật thông tin, tổng hợp cơ sở dữ liệu thống kê, điều tra cơ bản, phân loại đối với các đối tượng của hoạt động quản lý địa bàn theo các tiêu chí cụ thể;
b) Kiểm tra, đối chiếu số liệu tình trạng hoạt động của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại trên địa bàn sau khi được cấp phép kinh doanh và việc duy trì các điều kiện phải thực hiện khi kinh doanh;
c) Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan;
d) Tổng hợp và phản ánh kịp thời diễn biến bất thường của thị trường, giá cả đối với các mặt hàng thiết yếu tại địa bàn quản lý đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý;
đ) Cập nhật thường xuyên việc chấp hành các quy định của pháp luật trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại;
e) Đề xuất các biện pháp về công tác quản lý hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn;
g) Xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu thông tin về quản lý địa bàn và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.
2. Nội dung thông tin được thu thập, thẩm tra, xác minh bao gồm:
a) Tình hình hoạt động kinh doanh, vận chuyển, tập kết hàng hóa của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại; việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại của các tổ chức, cá nhân;
b) Tình hình vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh hàng nhập lậu; sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại của các tổ chức, cá nhân;
c) Kết quả thanh tra chuyên ngành, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan có thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại; hành vi vi phạm, phương thức, thủ đoạn đã thực hiện;
d) Thông tin của các cơ quan chức năng về dự báo diễn biến tình hình kinh tế, xã hội liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại.
3. Nội dung giám sát bao gồm:
a) Thu thập và xác minh những thông tin, tài liệu về tổ chức, cá nhân có dấu hiệu buôn lậu hoặc sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; tổ chức, cá nhân có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm, vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và gian lận thương mại; đánh giá độ tin cậy của thông tin, tài liệu do cơ sở cung cấp thông tin cung cấp;
b) Xác định nơi tập kết, tàng trữ, cất giấu hàng hóa vi phạm; làm rõ bản chất, quy mô, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tổ chức, cá nhân có dấu hiệu buôn lậu hoặc sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, an toàn thực phẩm và gian lận thương mại; kịp thời phát hiện, ngăn chặn hoạt động tẩu tán hàng hóa, phương tiện vi phạm, tiêu hủy tài liệu, chứng cứ của đối tượng vi phạm.
Các thông tin, tài liệu thu thập trong quá trình giám sát là căn cứ xác định hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại.
4. Nội dung xây dựng cơ sở cung cấp thông tin bao gồm:
a) Sử dụng cộng tác viên để thường xuyên cung cấp nguồn thông tin, đầu mối liên hệ;
b) Xây dựng, phân loại, quản lý và sử dụng cơ sở cung cấp thông tin theo nguyên tắc đơn tuyến do thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường các cấp quyết định;
c) Thẩm tra, xác minh bằng văn bản theo quy định đối với tin tức và tài liệu do cộng tác viên cung cấp.
Theo đó, các biện pháp nghiệp vụ sẽ bao gồm những nội dung hoạt động sau đây:
- Nội dung hoạt động quản lý theo địa bàn;
- Nội dung thông tin được thu thập, thẩm tra, xác minh;
- Nội dung giám sát;
- Nội dung xây dựng cơ sở cung cấp thông tin.
Thẩm quyền, trình tự thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường được quy định như thế nào?
Theo Chương VI Thông tư 27/2020/TT-BCT có quy định về thẩm quyền, trình tự thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của Quản lý thị trường như sau:
- Quản lý theo địa bàn đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại;
- Thu thập, thẩm tra, xác minh thông tin;
- Giám sát hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thương mại có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Xây dựng cơ sở cung cấp thông tin.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?