Thẩm quyền quyết định trong kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng không phải là quỹ tín dụng nhân dân của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
- Thẩm quyền quyết định trong kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng không phải là quỹ tín dụng nhân dân của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
- Trong kiểm soát đặc biệt thì căn cứ vào thực trạng, mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định những vấn đề gì?
- Việc thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng được thực hiện như thế nào?
Thẩm quyền quyết định trong kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng không phải là quỹ tín dụng nhân dân của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 11/2019/TT-NHNN quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định trong kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định các nội dung sau đây đối với tổ chức tín dụng không phải là quỹ tín dụng nhân dân:
a) Đặt tổ chức tín dụng thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 145 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017), Điều 4, Điều 5 Thông tư này vào kiểm soát đặc biệt;
b) Hình thức kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 7 Thông tư này;
c) Thành lập Ban kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 14, 15 Thông tư này;
d) Thời hạn kiểm soát đặc biệt;
đ) Thông báo về kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 9 Thông tư này;
e) Công bố thông tin kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;
g) Giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ, ghi giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt được Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc theo quy định tại Điều 11 Thông tư này;
h) Gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
i) Chấm dứt kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 13 Thông tư này;
k) Các nội dung khác quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) và Thông tư này.
...
Như vậy thẩm quyền quyết định trong kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng không phải là quỹ tín dụng nhân dân của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được quy định như trên.
Kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng (Hình từ Internet)
Trong kiểm soát đặc biệt thì căn cứ vào thực trạng, mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định những vấn đề gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 11/2019/TT-NHNN quy định như sau:
Hình thức kiểm soát đặc biệt
1. Căn cứ vào thực trạng, mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định:
a) Đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt dưới hình thức giám sát đặc biệt hoặc kiểm soát toàn diện;
b) Nội dung, phạm vi, biện pháp, công việc kiểm soát hoạt động tại Quyết định kiểm soát đặc biệt, phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt và nội dung quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này.
...
Như vậy trong kiểm soát đặc biệt thì căn cứ vào thực trạng, mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định những vấn đề sau:
- Đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt dưới hình thức giám sát đặc biệt hoặc kiểm soát toàn diện;
- Nội dung, phạm vi, biện pháp, công việc kiểm soát hoạt động tại Quyết định kiểm soát đặc biệt, phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt và nội dung quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 11/2019/TT-NHNN.
Việc thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 6 Thông tư 11/2019/TT-NHNN quy định như sau:
Hình thức kiểm soát đặc biệt
...
4. Việc thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt thực hiện như sau:
a) Căn cứ vào thực trạng, mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này hoặc kiến nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này;
b) Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại điểm a khoản này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo thẩm quyền quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Như vậy việc thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng đươc thực hiện như sau:
- Căn cứ vào thực trạng, mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Ban kiểm soát đặc biệt kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này hoặc kiến nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này;
- Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại điểm a khoản này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hoặc Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh xem xét, quyết định thay đổi hình thức kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo thẩm quyền quy định tại Điều 6 Thông tư này.
Lưu ý: Các tổ chức tín dụng đươc nhắc đến trong bài không bao gồm ngân hàng chính sách (căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 11/2019/TT-NHNN).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?