Thẩm quyền quy định về trình tự, thủ tục quản lý nguồn gốc lâm sản, hồ sơ lâm sản hợp pháp thuộc về ai?
Thẩm quyền quy định về trình tự, thủ tục quản lý nguồn gốc lâm sản, hồ sơ lâm sản hợp pháp thuộc về ai?
Thẩm quyền quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp, trình tự, thủ tục quản lý nguồn gốc lâm sản được quy định tại khoản 5 Điều 42 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
Kiểm tra nguồn gốc lâm sản
1. Kiểm tra nguồn gốc lâm sản bao gồm hoạt động kiểm tra hồ sơ lâm sản, kiểm tra lâm sản trong quá trình khai thác, vận chuyển, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, gây nuôi, trồng cấy nhân tạo, cất giữ lâm sản theo quy định của pháp luật.
2. Việc kiểm tra nguồn gốc lâm sản được thực hiện theo kế hoạch hoặc đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
3. Kiểm lâm các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, dân quân tự vệ, quản lý thị trường, hải quan và cơ quan, tổ chức liên quan trong việc đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, dân quân tự vệ, quản lý thị trường, hải quan, cơ quan tư pháp và cơ quan, tổ chức liên quan phối hợp với Kiểm lâm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp, trình tự, thủ tục quản lý nguồn gốc lâm sản.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp, trình tự, thủ tục quản lý nguồn gốc lâm sản.
Lưu ý:
- Kiểm tra nguồn gốc lâm sản bao gồm hoạt động kiểm tra hồ sơ lâm sản, kiểm tra lâm sản trong quá trình khai thác, vận chuyển, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, gây nuôi, trồng cấy nhân tạo, cất giữ lâm sản theo quy định của pháp luật.
- Việc kiểm tra nguồn gốc lâm sản được thực hiện theo kế hoạch hoặc đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Thẩm quyền quy định về trình tự, thủ tục quản lý nguồn gốc lâm sản, hồ sơ lâm sản hợp pháp thuộc về ai? (Hình từ Internet)
Hồ sơ nguồn gốc lâm sản sau khai thác được quy định như thế nào?
Hồ sơ nguồn gốc lâm sản sau khai thác được quy định tại Điều 15 Luật Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Gỗ khai thác từ rừng tự nhiên:
- Bản chính Bảng kê lâm sản có xác nhận của Cơ quan Kiểm lâm sở tại.
Gỗ khai thác từ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu; rừng trồng phòng hộ do tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự đầu tư:
- Bản chính Bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập; bản sao Phương án khai thác được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Bản chính Bảng kê lâm sản có xác nhận của Cơ quan Kiểm lâm sở tại đối với trường hợp chủ lâm sản đề nghị xác nhận theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 2 Thông tư 22/2023/TT-BNNPTNT.
Gỗ khai thác từ rừng sản xuất:
Là rừng trồng, gỗ có tên trùng với cây gỗ rừng tự nhiên, cây trồng phân tán, cây vườn nhà do tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự đầu tư:
- Bản chính Bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập
- Hoặc Bản chính Bảng kê lâm sản có xác nhận của Cơ quan Kiểm lâm sở tại đối với trường hợp chủ lâm sản đề nghị xác nhận theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 2 Thông tư 22/2023/TT-BNNPTNT.
Thực vật rừng ngoài gỗ khai thác từ rừng tự nhiên, rừng trồng:
- Đối với thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản chính Bảng kê lâm sản có xác nhận của Cơ quan Kiểm lâm sở tại;
- Đối với thực vật rừng ngoài gỗ không thuộc trường hợp nêu trên:
+ Bản chính Bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập
+ Hoặc bản chính Bảng kê lâm sản có xác nhận của Cơ quan Kiểm lâm sở tại đối với trường hợp chủ lâm sản đề nghị xác nhận theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 2 Thông tư 22/2023/TT-BNNPTNT.
Động vật rừng:
- Bản chính Bảng kê lâm sản có xác nhận của Cơ quan Kiểm lâm sở tại.
Hồ sơ nguồn gốc lâm sản nhập khẩu được quy định như thế nào?
Hồ sơ nguồn gốc lâm sản nhập khẩu được quy định tại Điều 16 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Hồ sơ nguồn gốc lâm sản nhập khẩu
1. Gỗ nhập khẩu: Thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam.
2. Lâm sản ngoài gỗ nhập khẩu:
a) Đối với loài thuộc Phụ lục CITES: Tờ khai hải quan theo quy định pháp luật; bản chính hoặc bản sao hoặc bản điện tử giấy phép CITES nhập khẩu;
b) Đối với loài không thuộc Phụ lục CITES: Tờ khai hải quan theo quy định pháp luật; bản chính Bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập hoặc packing-list/log-list do tổ chức, cá nhân lập theo quy định của nước xuất khẩu.
3. Sau thông quan, Cơ quan Hải quan trả lại hồ sơ cho chủ lâm sản để lưu giữ theo quy định.
Theo đó, hồ sơ nguồn gốc lâm sản nhập khẩu được quy định như sau:
Gỗ nhập khẩu:
- Bản chính bảng kê gỗ nhập khẩu do chủ gỗ lập theo Mẫu số 01 hoặc Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
- Một trong các tài liệu sau:
+ Trường hợp gỗ thuộc Phụ lục CITES: Bản sao giấy phép CITES xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu cấp; Bản sao giấy phép CITES nhập khẩu do Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp;
+ Trường hợp gỗ nhập khẩu từ quốc gia đã ký kết Hiệp định gỗ hợp pháp với EU và đang vận hành hệ thống cấp phép FLEGT: Bản sao giấy phép FLEGT xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp;
+ Trường hợp lô hàng gỗ nhập khẩu không thuộc quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này: Bảng kê khai nguồn gốc gỗ nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Lâm sản ngoài gỗ nhập khẩu:
- Đối với loài thuộc Phụ lục CITES: Tờ khai hải quan theo quy định pháp luật; bản chính hoặc bản sao hoặc bản điện tử giấy phép CITES nhập khẩu;
- Đối với loài không thuộc Phụ lục CITES: Tờ khai hải quan theo quy định pháp luật; bản chính Bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập hoặc packing-list/log-list do tổ chức, cá nhân lập theo quy định của nước xuất khẩu.
Lưu ý:
Sau thông quan, Cơ quan Hải quan trả lại hồ sơ cho chủ lâm sản để lưu giữ theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?