Thẩm quyền đề xuất đàm phán điều ước quốc tế và quyết định đàm phán điều ước quốc tế thuộc về cơ quan nào?
Thẩm quyền đề xuất đàm phán điều ước quốc tế thuộc về cơ quan nào?
Căn cứ Điều 8 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về thẩm quyền đề xuất đàm phán điều ước quốc tế như sau:
Thẩm quyền đề xuất đàm phán điều ước quốc tế
1. Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là cơ quan đề xuất), căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của mình, yêu cầu hợp tác quốc tế, đề xuất với Chính phủ để Chính phủ trình Chủ tịch nước về việc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về việc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
2. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và cơ quan, tổ chức có liên quan đề xuất về việc đàm phán điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia.
Theo quy định trên, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là cơ quan đề xuất), căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của mình, yêu cầu hợp tác quốc tế, đề xuất với Chính phủ để Chính phủ trình Chủ tịch nước về việc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước.
Đồng thời đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về việc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và cơ quan, tổ chức có liên quan đề xuất về việc đàm phán điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyền quốc gia.
Đàm phán điều ước quốc tế (Hình từ Internet)
Các công việc nào cần phải thực hiện để chuẩn bị đàm phán điều ước quốc tế?
Căn cứ Điều 9 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về chuẩn bị đàm phán điều ước quốc tế như sau:
Chuẩn bị đàm phán điều ước quốc tế
1. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm chuẩn bị đàm phán điều ước quốc tế và thực hiện các công việc sau đây:
a) Đánh giá sơ bộ tác động chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác của điều ước quốc tế;
b) Rà soát sơ bộ quy định của pháp luật hiện hành và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong cùng lĩnh vực, so sánh với nội dung chính của điều ước quốc tế dự kiến đàm phán;
c) Lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định về việc đàm phán điều ước quốc tế.
2. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến quy định tại điểm c khoản 1 Điều này có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến.
Theo đó, cơ quan đề xuất có trách nhiệm chuẩn bị đàm phán điều ước quốc tế và thực hiện các công việc như đánh giá sơ bộ tác động chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác của điều ước quốc tế.
Đồng thời rà soát sơ bộ quy định của pháp luật hiện hành và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong cùng lĩnh vực, so sánh với nội dung chính của điều ước quốc tế dự kiến đàm phán.
Và lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan trước khi trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định về việc đàm phán điều ước quốc tế.
Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 nêu trên có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến.
Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định đàm phán điều ước quốc tế?
Căn cứ Điều 10 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về thẩm quyền quyết định đàm phán điều ước quốc tế như sau:
Thẩm quyền quyết định đàm phán điều ước quốc tế
1. Chủ tịch nước quyết định đàm phán, ủy quyền đàm phán, chủ trương đàm phán và kết thúc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định đàm phán, ủy quyền đàm phán, chủ trương đàm phán và kết thúc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
Như vậy, Chủ tịch nước quyết định đàm phán, ủy quyền đàm phán, chủ trương đàm phán và kết thúc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước.
Thủ tướng Chính phủ quyết định đàm phán, ủy quyền đàm phán, chủ trương đàm phán và kết thúc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?