Thẩm quyền cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước thuộc về ai? Khi nào phải lấy ý kiến về tác động của công trình khai thác nước?
Lấy ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư về tác động của công trình khai thác nước trong những trường hợp nào?
Lấy ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư về tác động của công trình khai thác nước được quy định tại khoản 8 Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2023 như sau:
- Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình khai thác nước có ảnh hưởng lớn đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của Nhân dân trên địa bàn có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân có liên quan về tác động của phương án khai thác, sử dụng tài nguyên nước của dự án; tổng hợp, tiếp thu, giải trình bằng văn bản và gửi kèm theo hồ sơ cấp phép khai thác tài nguyên nước;
Lưu ý:
- Tổ chức, cá nhân đầu tư dự án phải công bố, công khai thông tin về những nội dung liên quan đến khai thác tài nguyên nước của dự án và những ảnh hưởng có thể gây ra trước khi triển khai thực hiện;
- Kinh phí tổ chức lấy ý kiến do tổ chức, cá nhân đầu tư dự án chi trả.
Thẩm quyền cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước thuộc về ai? Khi nào phải lấy ý kiến về tác động của công trình khai thác nước? (Hình từ Internet)
Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước?
Cơ quan nhà nước nào có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước được quy định tại khoản 6 Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2023 như sau:
Quy định chung về việc kê khai, đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước
...
6. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 53 của Luật này cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước trong đó xác định hạn ngạch khai thác tài nguyên nước đối với tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này; xác nhận đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
...
Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước được quy định như sau:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên nước, giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô khai thác nước lớn; công trình khai thác nước có tác động ảnh hưởng liên vùng, liên tỉnh;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên nước, giấy phép thăm dò nước dưới đất không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này; tổ chức đăng ký khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức đăng ký khai thác nước dưới đất;
- Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận kê khai việc khai thác nước dưới đất của hộ gia đình để sử dụng cho sinh hoạt;
- Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định trình tự, thủ tục kê khai việc khai thác nước dưới đất của hộ gia đình, đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước; quy định cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên nước , giấy phép thăm dò nước dưới đất.
Tổ chức, cá nhân không phải kê khai, cấp phép khai thác tài nguyên nước trong những trường hợp nào?
Tổ chức, cá nhân không phải kê khai, cấp phép khai thác tài nguyên nước trong những trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2023 như sau:
(1) Khai thác nước cho các hoạt động văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, phòng cháy, chữa cháy, phục vụ mục đích quốc phòng và an ninh, tưới cây và rửa đường phục vụ mục đích công cộng;
(2) Khai thác nước mặt quy mô nhỏ để sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản;
(3) Khai thác nước mặt quy mô nhỏ để sử dụng cho các mục đích ngoài mục đích quy định tại điểm a, điểm b khoản này và điểm đ khoản 5 Điều này;
(4) Khai thác nước cho sinh hoạt tại các khu vực trong thời gian xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sự cố ô nhiễm, dịch bệnh do cấp có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật;
(5) Khai thác nước biển để sử dụng cho sản xuất muối;
(6) Khai thác nước biển phục vụ các hoạt động trên biển;
(7) Khai thác nước biển quy mô nhỏ để sử dụng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản trên đảo, đất liền;
(8) Sử dụng mặt nước sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ chứa để nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ quy mô nhỏ;
(9) Đào hồ, ao, kênh, mương, rạch quy mô nhỏ để tạo không gian thu, trữ nước, dẫn nước, tạo cảnh quan;
(10) Hoạt động sử dụng mặt nước trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi thực hiện theo quy định của pháp luật về thủy lợi.
(11) Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vì sao thả cá chép cúng ông công ông táo? Khi thả cá chép thả cả túi ni lông có bị phạt hay không?
- Thuế suất chuyển nhượng bất động sản? Các trường hợp áp dụng thuế suất thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản?
- Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025?
- Cách tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi Xuân Ất Tỵ? Hướng dẫn tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi theo Thông tư 06?
- Bài phát biểu trong lễ mừng thọ của con cháu? Hướng dẫn Trang trí lễ mừng thọ theo Thông tư 06?