Thẩm phán Tòa án nhân dân được xét tặng Danh hiệu Thẩm phán giỏi cần đáp ứng được những điều kiện nào?
Danh hiệu Thẩm phán giỏi được quy định như thế nào?
Theo Điều 2 Quy chế xét tặng danh hiệu "Thẩm phán giỏi", "Thẩm phán tiêu biểu", "Thẩm phán mẫu mực" do Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 10/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2020 quy định như sau:
Danh hiệu “Thẩm phán”
Là danh hiệu vinh dự của Tòa án nhân dân, được tặng cho các Thẩm phán có những đóng góp đặc biệt xuất sắc vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của Tòa án nhân dân:
1. Danh hiệu “Thẩm phán giỏi” được tặng cho các Thẩm phán có bản lĩnh chính trị vững vàng; phẩm chất đạo đức tốt; giỏi về nghiệp vụ; tiêu biểu trong rèn luyện, thực hiện chức trách nhiệm vụ, được công nhận thông qua quy trình xét tặng theo quy định của Quy chế này.
...
Căn cứ trên quy định Danh hiệu Thẩm phán giỏi được tặng cho các Thẩm phán có bản lĩnh chính trị vững vàng; phẩm chất đạo đức tốt; giỏi về nghiệp vụ; tiêu biểu trong rèn luyện, thực hiện chức trách nhiệm vụ, được công nhận thông qua quy trình xét tặng theo quy định của Quy chế này.
Nguyên tắc xét tặng Danh hiệu Thẩm phán giỏi đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân?
Theo Điều 3 Quy chế xét tặng danh hiệu "Thẩm phán giỏi", "Thẩm phán tiêu biểu", "Thẩm phán mẫu mực" do Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 10/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2020 quy định như sau:
Nguyên tắc xét tặng danh hiệu “Thẩm phán”
1. Bảo đảm công khai, dân chủ, đúng (pháp luật, tiêu chuẩn, đối tượng và thực chất thành tích).
2. Bảo đảm đoàn kết nội bộ, vì sự phát triển của mỗi cá nhân, tập thể và của Tòa án nhân dân.
3. Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng; kết hợp chặt chẽ giữa động viên tinh thần với khuyến khích vật chất và chính sách, chế độ ưu đãi.
Theo đó, nguyên tắc xét tặng Danh hiệu Thẩm phán giỏi đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm:
- Bảo đảm công khai, dân chủ, đúng (pháp luật, tiêu chuẩn, đối tượng và thực chất thành tích).
- Bảo đảm đoàn kết nội bộ, vì sự phát triển của mỗi cá nhân, tập thể và của Tòa án nhân dân.
- Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng; kết hợp chặt chẽ giữa động viên tinh thần với khuyến khích vật chất và chính sách, chế độ ưu đãi.
Thẩm phán Tòa án nhân dân được xét tặng Danh hiệu Thẩm phán giỏi cần đáp ứng được những điều kiện nào?
Xét tặng Danh hiệu Thẩm phán giỏi (Hình từ internet)
Theo Điều 5 Quy chế xét tặng danh hiệu "Thẩm phán giỏi", "Thẩm phán tiêu biểu", "Thẩm phán mẫu mực" do Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 10/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2020 quy định như sau:
Tiêu chuẩn danh hiệu “Thẩm phán giỏi”
Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp ngoài đạt tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 4 của Quy chế này, còn phải đạt các tiêu chuẩn cụ thể sau đây:
1. Đã giải quyết, xét xử liên tục từ 350 vụ, việc trở lên (đối với vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo); 500 vụ, việc trở lên (đối với các thành phố trực thuộc trung ương) và 450 vụ, việc trở lên (đối với các địa phương khác) mà không có án quá hạn luật định, không có án (hủy, sửa) do nguyên nhân chủ quan vượt quá 1,5%.
2. Được trên 50% cán bộ, công chức, người lao động của đơn vị cơ sở bỏ phiếu đề nghị.
Theo Điều 4 Quy chế xét tặng danh hiệu "Thẩm phán giỏi", "Thẩm phán tiêu biểu", "Thẩm phán mẫu mực" do Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 10/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2020 quy định về điều kiện chung để xét tặng Danh hiệu Thẩm phán như sau:
Tiêu chuẩn chung
1. Đã có ít nhất 01 nhiệm kỳ làm Thẩm phán;
2. Có phẩm chất đạo đức tốt; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế, kỷ luật của cơ quan, đơn vị;
3. Tận tụy với nghề; ban hành bản án, quyết định đúng pháp luật; là tấm gương điển hình trong rèn luyện, thực hiện chức trách nhiệm vụ của Thẩm phán;
4. Tích cực tham gia phong trào thi đua;
5. Trong 03 năm công tác trước thời điểm xét tặng liên tục được xếp loại công chức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.
6. Có số lượng, chất lượng vụ, việc đã trực tiếp (làm chủ tọa, tham gia) phiên tòa xét xử hoặc được phân công trực tiếp giải quyết (trong 65 tháng liên tục trước thời điểm xét tặng) bằng hoặc cao hơn các tiêu chuẩn quy định tại Điều 5, 6, 7 của Quy chế này.
7. Số lượng, chất lượng các vụ, việc đã giải quyết, xét xử của Thẩm phán được tính theo phương thức sau:
- Đối với Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hoặc được phân công trực tiếp giải quyết: Mỗi vụ, việc đã giải quyết, xét xử thì tính bằng 01 vụ, việc;
- Đối với Thẩm phán tham gia Hội đồng xét xử: Mỗi vụ, việc đã giải quyết, xét xử thì tính bằng 1/2 vụ, việc;
- Đối với mỗi Thẩm phán khi hòa giải thành 01 vụ án thì tính bằng 01 vụ án đã xét xử.
- Bản án, quyết định bị sửa nghiêm trọng do nguyên nhân chủ quan thì tính bằng 1/2 bản án, quyết định bị hủy do nguyên nhân chủ quan.
Theo đó, Thẩm phán Tòa án nhân dân được xét tặng Danh hiệu Thẩm phán giỏi cần đáp ứng được những điều kiện sau:
- Đã có ít nhất 01 nhiệm kỳ làm Thẩm phán;
- Có phẩm chất đạo đức tốt; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế, kỷ luật của cơ quan, đơn vị;
- Tận tụy với nghề; ban hành bản án, quyết định đúng pháp luật; là tấm gương điển hình trong rèn luyện, thực hiện chức trách nhiệm vụ của Thẩm phán;
- Tích cực tham gia phong trào thi đua;
- Trong 03 năm công tác trước thời điểm xét tặng liên tục được xếp loại công chức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.
- Có số lượng, chất lượng vụ, việc đã trực tiếp (làm chủ tọa, tham gia) phiên tòa xét xử hoặc được phân công trực tiếp giải quyết (trong 65 tháng liên tục trước thời điểm xét tặng) bằng hoặc cao hơn các tiêu chuẩn quy định tại Điều 5 Quy chế này, cụ thể:
+ Đã giải quyết, xét xử liên tục từ 350 vụ, việc trở lên (đối với vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo); 500 vụ, việc trở lên (đối với các thành phố trực thuộc trung ương) và 450 vụ, việc trở lên (đối với các địa phương khác) mà không có án quá hạn luật định, không có án (hủy, sửa) do nguyên nhân chủ quan vượt quá 1,5%.
+ Được trên 50% cán bộ, công chức, người lao động của đơn vị cơ sở bỏ phiếu đề nghị.
- Số lượng, chất lượng các vụ, việc đã giải quyết, xét xử của Thẩm phán được tính theo phương thức sau:
+ Đối với Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hoặc được phân công trực tiếp giải quyết: Mỗi vụ, việc đã giải quyết, xét xử thì tính bằng 01 vụ, việc;
+ Đối với Thẩm phán tham gia Hội đồng xét xử: Mỗi vụ, việc đã giải quyết, xét xử thì tính bằng 1/2 vụ, việc;
+ Đối với mỗi Thẩm phán khi hòa giải thành 01 vụ án thì tính bằng 01 vụ án đã xét xử.
+ Bản án, quyết định bị sửa nghiêm trọng do nguyên nhân chủ quan thì tính bằng 1/2 bản án, quyết định bị hủy do nguyên nhân chủ quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?