Thẩm phán Tòa án cần ra quyết định bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn bao nhiêu ngày khi kiểm tra hồ sơ xử lý hành chính?
- Thẩm phán cần đảm bảo hồ sơ đề nghị đưa đối tượng vào trường giáo dưỡng đầy đủ những tài liệu nào?
- Thẩm phán Tòa án cần ra quyết định bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn bao nhiêu ngày khi kiểm tra hồ sơ xử lý hành chính?
- Việc bổ sung tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của thẩm phán tòa án phải được thực hiện trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Thẩm phán cần đảm bảo hồ sơ đề nghị đưa đối tượng vào trường giáo dưỡng đầy đủ những tài liệu nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 13 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 2022 (Có hiệu lực từ ngày 01/02/2023) như sau:
Kiểm tra hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Thẩm phán được phân công phải kiểm tra hồ sơ đề nghị về các nội dung sau đây:
a) Tài liệu trong hồ sơ đề nghị theo quy định tại khoản 2 Điều 100, khoản 2 Điều 102 hoặc khoản 2 Điều 104 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
b) Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Đối tượng bị đề nghị, thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
...
Trước đây, căn cứ khoản 1 Điều 12 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 (Hết hiệu lực từ ngày 01/02/2023) quy định về nội dung hồ sơ mà thẩm phán được phân công kiểm tra hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải kiểm tra như sau:
Kiểm tra hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Thẩm phán được phân công phải kiểm tra hồ sơ về các nội dung sau đây:
a) Tài liệu trong hồ sơ đề nghị theo quy định tại khoản 2 Điều 100, khoản 2 Điều 102 hoặc khoản 2 Điều 104 của Luật xử lý vi phạm hành chính;
b) Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật xử lý vi phạm hành chính;
c) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Dẫn chiếu Điều 100 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng như sau:
Xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
...
2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng quy định tại Điều 99 của Luật này;
b) Văn bản của Trưởng công an cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
...
Dẫn chiếu khoản 2 Điều 99 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng như sau:
Lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
...
2. Trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định tại Điều 92 của Luật này thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người đó.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
...
Theo đó, thẩm phán được phân công kiểm tra hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với việc đưa đối tượng về trại giáo dưỡng do cơ quan công an cấp huyện thụ lý thì cần đảm bảo hồ sơ đầy đủ các giấy tờ:
- Bản tóm tắt lý lịch;
- Tài liệu về các hành vi vi phạm pháp luật của người đó;
- Biện pháp giáo dục đã áp dụng;
- Bản tường trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.
Thẩm phán Tòa án cần ra quyết định bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn bao nhiêu ngày khi kiểm tra hồ sơ xử lý hành chính?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 13 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 2022 (Có hiệu lực từ ngày 01/02/2023) như sau:
Kiểm tra hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, căn cứ vào kết quả kiểm tra hồ sơ, Thẩm phán phải quyết định về một trong các nội dung sau đây:
a) Yêu cầu bổ sung tài liệu;
b) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
c) Mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Như vậy, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, căn cứ vào kết quả kiểm tra hồ sơ, Thẩm phán phải quyết định về một trong các nội dung sau đây:
- Yêu cầu bổ sung tài liệu;
- Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- Mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Trước đây, căn cứ khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 (Hết hiệu lực từ ngày 01/02/2023) quy định về thời hạn ra quyết định bổ sung tài liệu, chứng cứ như sau:
Kiểm tra hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, căn cứ vào kết quả kiểm tra hồ sơ, Thẩm phán phải quyết định về một trong các nội dung sau đây:
a) Yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ;
b) Đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
c) Mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Như vậy, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, căn cứ vào kết quả kiểm tra hồ sơ, Thẩm phán phải ra quyết định yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ.
Thẩm phán Tòa án cần ra quyết định bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn bao nhiêu ngày khi kiểm tra hồ sơ xử lý hành chính? (Hình từ Internet)
Việc bổ sung tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của thẩm phán tòa án phải được thực hiện trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 15 Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân 2022 (Có hiệu lực từ ngày 01/02/2023) như sau:
Yêu cầu bổ sung tài liệu
1. Thẩm phán yêu cầu người đề nghị bổ sung tài liệu trong trường hợp sau đây:
a) Hồ sơ đề nghị có tài liệu chưa rõ hoặc có mâu thuẫn cần bổ sung, làm rõ;
b) Có vi phạm trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị.
2. Văn bản yêu cầu phải nêu rõ tài liệu cần bổ sung và lý do của việc yêu cầu bổ sung.
3. Thời hạn bổ sung tài liệu là 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu; đối với vụ việc cần có thời gian kiểm tra, đánh giá, tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn hoặc vụ việc phức tạp khác thì Thẩm phán có thể quyết định thời hạn bổ sung tài liệu là không quá 05 ngày làm việc. Người được yêu cầu phải gửi tài liệu bổ sung cho Tòa án; trường hợp không bổ sung được tài liệu thì phải trả lời hoặc giải trình bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tài liệu bổ sung hoặc kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này mà người được yêu cầu không bổ sung tài liệu, Thẩm phán ra quyết định mở phiếu họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Theo đó, thời hạn bổ sung tài liệu là 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu; đối với vụ việc cần có thời gian kiểm tra, đánh giá, tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn hoặc vụ việc phức tạp khác thì Thẩm phán có thể quyết định thời hạn bổ sung tài liệu là không quá 05 ngày làm việc.
Người được yêu cầu phải gửi tài liệu bổ sung cho Tòa án; Trường hợp không bổ sung được tài liệu thì phải trả lời hoặc giải trình bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trước đây, căn cứ Điều 14 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 (Hết hiệu lực từ ngày 01/02/2023) quy định về thời hạn bổ sung tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của thẩm phán Tòa án như sau:
Yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ
1. Thẩm phán yêu cầu cơ quan đề nghị bổ sung tài liệu, chứng cứ trong các trường hợp sau đây:
a) Khi tài liệu chứng minh hành vi vi phạm của người bị đề nghị, tài liệu về nhân thân, tình trạng sức khỏe của người bị đề nghị chưa rõ hoặc có mâu thuẫn mà không thể bổ sung, làm rõ tại phiên họp;
b) Khi phát hiện có vi phạm nghiêm trọng trình tự, thủ tục đề nghị xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
2. Văn bản yêu cầu phải nêu rõ tài liệu, chứng cứ cần bổ sung và lý do của việc yêu cầu bổ sung.
3.Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan được yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ bổ sung cho Tòa án.
4. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tài liệu, chứng cứ bổ sung hoặc kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này mà cơ quan được yêu cầu không bổ sung tài liệu, chứng cứ, Thẩm phán ra quyết định mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Từ quy định trên thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu, bên được yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ bổ sung cho Tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng là gì? Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh được xác định thế nào?
- Mẫu Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng mới nhất theo Nghị định 147 như thế nào?
- Tải mẫu quyết định tạm giam áp dụng tại phiên tòa sơ thẩm hoặc khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo đang bị tạm giam?
- Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên đối với khai thác khoáng sản? Thuế tài nguyên có khai quyết toán thuế hằng năm không?
- Người tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình những gì?