Thẩm phán sơ cấp trong khi thực hiện nhiệm vụ thì không được phép thực hiện những điều gì theo quy định hiện nay?
Để được bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về tiêu chuẩn chung để trở thành Thẩm phán như sau:
Tiêu chuẩn Thẩm phán
1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3. Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
4. Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.”
Căn cứ Điều 68 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về điều kiện để được bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp như sau:
Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp
1. Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án quân sự:
a) Có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên;
b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng;
c) Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp.
...
Theo đó, để được bổ nhiệm làm thẩm phán sơ cấp thì cá nhân cần phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định pháp luật nêu trên.
Thẩm phán sơ cấp trong khi thực hiện nhiệm vụ thì không được phép thực hiện những điều gì theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Thẩm phán sơ cấp trong khi thực hiện nhiệm vụ thì không được phép thực hiện những điều gì?
Theo Điều 10 Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán do Hội đồng Tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia ban hành kèm theo Quyết định 87/QĐ-HĐTC năm 2018 thì những điều mà thẩm phán không được làm khi thực hiện nhiệm vụ bao gồm:
(1) Những việc pháp luật quy định công dân không được làm;
(2) Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ việc không đúng quy định của pháp luật;
(3) Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ việc;
(4) Mang hồ sơ vụ việc hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ việc ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền;
(5) Tiếp xúc bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác trong vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định;
(6) Sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng;
(7) Truy ép, gợi ý cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng cung cấp tài liệu, khai báo, trình bày sự việc không khách quan, trung thực;
(8) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật công tác của mình, của cán bộ, công chức thuộc Tòa án và các cơ quan liên quan khác;
(9) Tiết lộ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thẩm phán sơ cấp sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của thẩm phán như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán, Chánh án Tòa án
1. Thẩm phán phải kịp thời thông báo cho Chánh án Tòa án hoặc bộ phận lập Danh sách Thẩm phán khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có sự thay đổi số lượng vụ việc đang được giao giải quyết; vụ việc đang tạm đình chỉ; vụ việc quá hạn luật định; vụ việc bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan trong thời hạn 01 năm đến ngày báo cáo;
b) Thuộc trường hợp hướng dẫn tại Điều 5 và Điều 11 Thông tư này.
2. Khi tổ chức phân công giải quyết án, Chánh án Tòa án thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức công tác tiếp nhận, thụ lý các vụ việc theo đúng quy định của pháp luật;
b) Phân công Thẩm phán giải quyết, xét xử vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn tại Thông tư này;
c) Xác định và quyết định các trường hợp Thẩm phán không được phân công giải quyết án;
d) Công khai kết quả phân công giải quyết án bằng phương thức chỉ định và ngẫu nhiên theo hình thức phù hợp tại Tòa án;
đ) Giám sát tiến độ, đôn đốc các Thẩm phán giải quyết các vụ việc được phân công đảm bảo đúng thời hạn pháp luật quy định.
Thẩm phán phải kịp thời thông báo cho Chánh án Tòa án hoặc bộ phận lập Danh sách Thẩm phán khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Có sự thay đổi số lượng vụ việc đang được giao giải quyết; vụ việc đang tạm đình chỉ; vụ việc quá hạn luật định; vụ việc bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan trong thời hạn 01 năm đến ngày báo cáo;
(2) Thuộc trường hợp hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC và Điều 11 Thông tư 01/2022/TT-TANDTC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?