Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại tự mình ra quyết định chỉ định Hòa giải viên trong trường hợp nào?
Thủ tục nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án như thế nào?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 03/2020/TT-TANDTC quy định như sau:
Thủ tục nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án
1. Khi nhận được đơn khởi kiện vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn; đơn khởi kiện vụ án hành chính kèm theo tài liệu, chứng cứ theo quy định tại Điều 190 của Bộ luật Tố tụng dân sự, Điều 119 của Luật Tố tụng hành chính, Tòa án ghi vào sổ nhận đơn, xác nhận việc nhận đơn theo quy định tại khoản 1 Điều 191 của Bộ luật Tố tụng dân sự, khoản 1 Điều 121 của Luật Tố tụng hành chính.
2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, đơn yêu cầu theo quy định tại khoản 1 Điều này, bộ phận tiếp nhận đơn xem xét đơn và báo cáo để Chánh án xử lý đơn như sau:
a) Phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết đơn khởi kiện, đơn yêu cầu theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính nếu vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 4, 5, 6 và 7 Điều 19 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều 192 của Bộ luật Tố tụng dân sự; các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 123, điểm g khoản 1 Điều 143 của Luật Tố tụng hành chính;
b) Thực hiện thủ tục thông báo cho người khởi kiện, người yêu cầu biết về quyền được lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Như vậy theo quy định trên thủ tục nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu tại Tòa án như sau:
- Khi nhận được đơn khởi kiện, đơn yêu cầu Tòa án ghi vào sổ nhận đơn, xác nhận việc nhận đơn.
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, bộ phận tiếp nhận đơn xem xét đơn và báo cáo để Chánh án xử lý đơn.
Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại tự mình ra quyết định chỉ định Hòa giải viên trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 03/2020/TT-TANDTC quy định các trường hợp sau đây thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại tự mình ra quyết định chỉ định Hòa giải viên:
- Người khởi kiện, người yêu cầu lựa chọn hòa giải, đối thoại nhưng không lựa chọn Hòa giải viên;
- Người khởi kiện, người yêu cầu lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp huyện khác trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, nhưng Hòa giải viên hoặc Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc không đồng ý mà người khởi kiện, người yêu cầu không lựa chọn Hòa giải viên khác;
- Quá thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo lần thứ hai mà người khởi kiện, người yêu cầu không trả lời.
Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại tự mình ra quyết định chỉ định Hòa giải viên trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Khi nào vụ việc được chuyển sang giai đoạn hòa giải, đối thoại?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 03/2020/TT-TANDTC quy định như sau:
Chuyển vụ việc sang hòa giải, đối thoại
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định chỉ định Hòa giải viên theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này, Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại thông báo bằng văn bản cho Hòa giải viên, người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về việc chuyển vụ việc sang hòa giải, đối thoại và gửi kèm theo quyết định chỉ định Hòa giải viên.
Trường hợp Hòa giải viên được lựa chọn thuộc danh sách Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp huyện khác thì quyết định chỉ định Hòa giải viên phải được gửi cho Tòa án đó.
Như vậy theo quy định trên, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định chỉ định Hòa giải viên, Thẩm phán phụ trách hòa giải, đối thoại thông báo bằng văn bản cho Hòa giải viên, người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về việc chuyển vụ việc sang hòa giải, đối thoại và gửi kèm theo quyết định chỉ định Hòa giải viên.
Thời điểm bắt đầu tiến hành hòa giải, đối thoại là khi nào?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 03/2020/TT-TANDTC quy định như sau:
Thời điểm bắt đầu tiến hành hòa giải, đối thoại
1. Hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại kể từ thời điểm nhận được ý kiến đồng ý hòa giải, đối thoại của người bị kiện hoặc hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Thông tư này mà người bị kiện không trả lời Tòa án.
2. Trường hợp người bị kiện đề nghị thay đổi Hòa giải viên theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư này, Hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại kể từ thời điểm nhận được quyết định chỉ định Hòa giải viên.
Như vậy theo quy định trên thời điểm bắt đầu tiến hành hòa giải, đối thoại như sau:
- Thời điểm bắt đầu tiến hành hòa giải, đối thoại là kể từ khi nhận được ý kiến đồng ý hòa giải, đối thoại của người bị kiện hoặc hết thời hạn mà người bị kiện không trả lời Tòa án.
- Trường hợp người bị kiện đề nghị thay đổi Hòa giải viên thì thời điểm bắt đầu tiến hành hòa giải, đối thoại là kể từ thời điểm nhận được quyết định chỉ định Hòa giải viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu bảng báo giá bằng Excel? Mẫu báo giá Excel chuyên nghiệp? File mẫu bảng báo giá dùng để làm gì?
- Sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt thế nào?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc nhiệm kỳ khi nào? Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm phải có kinh nghiệm thế nào?
- Doanh nghiệp phá sản phải ưu tiên thanh toán những khoản nào cho người lao động theo quy định?
- Mẫu quyết định miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Tải về mẫu quyết định?