Thẩm phán được phân công có quyền phụ trách khai mạc Hội nghị chủ nợ hay không? Những ai có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ do Thẩm phán khai mạc?
Thẩm phán được phân công có quyền phụ trách khai mạc Hội nghị chủ nợ hay không?
Thẩm phán được phân công có quyền phụ trách khai mạc Hội nghị chủ nợ hay không, căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Luật Phá sản 2014 quy định: "Chủ nợ là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ, bao gồm chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm."
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 81 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:
Nội dung và trình tự Hội nghị chủ nợ
1. Hội nghị chủ nợ được tiến hành như sau:
a) Thẩm phán được phân công phụ trách khai mạc Hội nghị chủ nợ;
b) Hội nghị chủ nợ biểu quyết thông qua việc cử Thư ký Hội nghị chủ nợ theo đề xuất của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để ghi biên bản Hội nghị chủ nợ;
c) Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của người tham gia Hội nghị chủ nợ theo thông báo triệu tập của Tòa án nhân dân, lý do vắng mặt và kiểm tra căn cước của người tham gia Hội nghị chủ nợ;
d) Thẩm phán thông báo với Hội nghị chủ nợ về những người tham gia Hội nghị chủ nợ và nội dung việc giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;
đ) Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thông báo cho Hội nghị chủ nợ về tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; kết quả kiểm kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ và các nội dung khác nếu xét thấy cần thiết;
e) Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã trình bày ý kiến về nội dung do Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đã thông báo cho Hội nghị, đề xuất phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, khả năng và thời hạn thanh toán nợ;
g) Chủ nợ hoặc người đại diện hợp pháp của chủ nợ trình bày về những vấn đề cụ thể yêu cầu giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của việc yêu cầu giải quyết phá sản;
h) Người có liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ trong việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản;
i) Người làm chứng trình bày ý kiến; người giám định, đại diện cơ quan thẩm định giá trình bày kết luận giám định, kết quả định giá; người thực hiện biện pháp bổ trợ tư pháp khác giải thích những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn;
Theo đó Hội nghị chủ nợ sẽ được tiến hành khi Thẩm phán được phân công phụ trách khai mạc Hội nghị chủ nợ.
Thẩm phán được phân công có quyền phụ trách khai mạc Hội nghị chủ nợ hay không? (Hình từ Internet)
Những ai có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ do Thẩm phán khai mạc?
Những ai có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ do Thẩm phán khai mạc, căn cứ theo Điều 77 Luật Phá sản 2014 quy định về những người sau đây có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ như sau:
+ Chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ. Chủ nợ có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ;
+ Đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động ủy quyền; trường hợp này đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ;
+ Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; trường hợp này người bảo lãnh trở thành chủ nợ không có bảo đảm.
Nghị quyết của Hội Nghị chủ nợ cần phải có chữ ký của cơ quan nào?
Nghị quyết của Hội Nghị chủ nợ cần phải có chữ ký của cơ quan nào, căn cứ theo khoản 3 Điều 83 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:
Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ
...
đ) Tên, địa chỉ của người có liên quan;
e) Ý kiến của người tham gia Hội nghị chủ nợ;
g) Ý kiến của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản về yêu cầu của người tham gia Hội nghị chủ nợ;
h) Kết luận Hội nghị chủ nợ, kết quả biểu quyết.
3. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có chữ ký của Thẩm phán, Quản tài viên, đại diện doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và thông báo trước Hội nghị chủ nợ.
4. Trường hợp Hội nghị chủ nợ không thông qua được Nghị quyết theo quy định tại khoản 2 Điều 81 của Luật này thì Tòa án nhân dân tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
Theo đó Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ cần có chữ ký của Thẩm phán, Quản tài viên, đại diện doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và thông báo trước Hội nghị chủ nợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đi tù về có được vay vốn ngân hàng theo Quyết định 22 hay không? Thời hạn cho vay là bao nhiêu lâu?
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?