Thẩm phán của Tòa án nhân dân để quá thời hạn mới xử lý đơn khởi kiện thì có thể bị xử lý trách nhiệm theo hình thức kiểm điểm hay không?
- Trách nhiệm của người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án được xử lý theo nguyên tắc nào?
- Có những hình thức xử lý trách nhiệm nào đối với người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân?
- Thẩm phán của Tòa án nhân dân để quá thời hạn mới xử lý đơn khởi kiện thì có thể bị xử lý trách nhiệm theo hình thức kiểm điểm hay không?
Trách nhiệm của người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án được xử lý theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 3 Quy định về xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Quyết định 120/QĐ-TANDTC năm 2017 có quy định về nguyên tắc xử lý trách nhiệm như sau:
"Điều 3. Nguyên tắc xử lý trách nhiệm
1. Kịp thời, khách quan, công bằng, nghiêm minh đúng quy định.
2. Người có nhiều hành vi vi phạm thì bị xử lý trách nhiệm về từng hành vi vi phạm và phải bị xử lý bằng hình thức trách nhiệm nặng hơn một mức so với hình thức xử lý trách nhiệm áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất.
3. Không áp dụng hình thức xử lý trách nhiệm thay cho hình thức kỷ luật và các hình thức xử lý khác.
4. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác của người giữ chức danh tư pháp trong quá trình xử lý trách nhiệm.
5. Những người bị xử lý trách nhiệm không đúng quy định sẽ được kịp thời khôi phục lại nhiệm vụ, quyền hạn và được xem như chưa bị xử lý trách nhiệm.
6. Chỉ xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp có hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động tư pháp của Tòa án.
7. Việc xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp được thực hiện khi xác định có hành vi vi phạm.
Có những hình thức xử lý trách nhiệm nào đối với người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân?
Tại Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 120/QĐ-TANDTC năm 2017, các hình thức xử lý trách nhiệm được quy định như sau:
"Điều 4. Hình thức, hậu quả của việc xử lý trách nhiệm
1. Người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân có hành vi vi phạm nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật thì có thể bị xử lý trách nhiệm bằng các hình thức sau đây:
a) Kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị;
b) Tạm dừng thực hiện nhiệm vụ được giao;
c) Bố trí làm công việc khác;
d) Chưa xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán;
đ) Không xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán."
Thẩm phán của Tòa án nhân dân để quá thời hạn mới xử lý đơn khởi kiện thì có thể bị xử lý trách nhiệm theo hình thức kiểm điểm hay không?
Thẩm phán của Tòa án nhân dân để quá thời hạn mới xử lý đơn khởi kiện thì có thể bị xử lý trách nhiệm theo hình thức kiểm điểm hay không? (Hình từ Internet)
Tại Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 120/QĐ-TANDTC năm 2017 có quy định về các trường hợp xử lý trách nhiệm Thẩm phán bằng hình thức kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị như sau:
"Điều 9. Xử lý trách nhiệm bằng hình thức kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị
Thẩm phán bị xử lý trách nhiệm bằng hình thức kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị khi có một trong những hành vi vi phạm sau đây:
1. Thẩm phán có một trong những hành vi vi phạm trong việc xử lý đơn, thụ lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết vụ, việc:
a) Xử lý đơn khởi kiện để quá thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự; Khoản 3 Điều 121 Luật tố tụng hành chính;
b) Xử lý đơn yêu cầu giải quyết vụ, việc dân sự để quá thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại Điều 363 Bộ luật tố tụng dân sự;
c) Thụ lý vụ, việc chậm quá thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày đủ điều kiện thụ lý theo quy định tại Điều 195; khoản 4 Điều 363 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 125 Luật tố tụng hành chính;
d) Trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự không đúng quy định của pháp luật, gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Tòa án nhân dân.
2. Để từ 01 đến 03 vụ, việc quá thời hạn dưới 06 tháng, kể từ ngày hết thời hạn chuẩn bị xét xử, thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu theo quy định của pháp luật nhưng không có lý do chính đáng.
3. Ra 01 quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng quy định của pháp luật hoặc không ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
4. Ra bản án, quyết định, sau khi được công bố trên Cổng thông tin điện tử Tòa án có nhiều sai sót bị phát hiện, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Tòa án nhân dân.
5. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc công bố bản án, quyết định trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án theo quy định của Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐTP ngày 16/3/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
6. Có hành vi chậm ra bản án, cấp trích lục, giao hoặc gửi bản án không đúng quy định của pháp luật.
7. Trong thời gian giữ nhiệm kỳ, Thẩm phán có tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy do lỗi chủ quan từ trên 1,16% đến dưới 2% so với tổng số vụ, việc đã tham gia giải quyết, xét xử.
8. Ra 01 quyết định tạm đình chỉ xét xử, giải quyết vụ, việc không có căn cứ theo quy định của pháp luật.
9. Trong một năm, Thẩm phán ra bản án xử phạt 01 bị cáo hình phạt tù cho hưởng án treo, cảnh cáo, phạt tiền (hình phạt chính), cải tạo không giam giữ không đúng quy định của pháp luật."
Như vậy, Thẩm phán có thể bị xử lý trách nhiệm bằng hình thức kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị khi xử lý đơn khởi kiện để quá thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?