Thẩm phán có quyền áp dụng án lệ để giải quyết phá sản không? Thẩm phán phải từ chối giải quyết các vụ việc phá sản trong các trường hợp nào?
Thẩm phán có quyền áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc phá sản không?
Căn cứ vào khoản 14 Điều 9 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản
1. Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp cần thiết.
2. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
3. Quyết định chỉ định hoặc thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
4. Giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
5. Quyết định việc thực hiện kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong trường hợp cần thiết.
6. Quyết định việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán sau khi mở thủ tục phá sản để bảo đảm chi phí phá sản.
7. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
8. Áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền dẫn giải đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật.
9. Tổ chức Hội nghị chủ nợ.
10. Quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
11. Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.
12. Quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
13. Áp dụng biện pháp xử phạt hành chính, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.
14. Tham khảo quyết định giải quyết phá sản trước đó trong vụ việc phá sản tương tự theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.
15. Phải từ chối giải quyết phá sản nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này.
16. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, khoản 14 Điều 9 Luật Phá sản 2014 nêu trên được hướng dẫn bởi Điều 4 Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐTP như sau:
Về tham khảo quyết định giải quyết phá sản trước đó trong vụ việc phá sản tương tự quy định tại khoản 14 Điều 9 của Luật phá sản
1. Khi giải quyết vụ việc phá sản, Thẩm phán phải nghiên cứu, áp dụng án lệ đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao công nhận theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28-10-2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ đối với vụ việc phá sản tương tự.
2. Thẩm phán có thể tham khảo quyết định giải quyết vụ việc phá sản của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, có tính chất tương tự với vụ việc phá sản đang giải quyết để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong giải quyết phá sản.
Như vậy, khi giải quyết vụ việc phá sản, Thẩm phán phải nghiên cứu, áp dụng án lệ đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao công nhận.
Thẩm phán có thể tham khảo quyết định giải quyết vụ việc phá sản của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, có tính chất tương tự với vụ việc phá sản đang giải quyết để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong giải quyết phá sản.
Thẩm phán có quyền áp dụng án lệ để giải quyết vụ việc phá sản không? (Hình từ Internet)
Thẩm phán phải từ chối giải quyết các vụ việc phá sản trong các trường hợp nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 10 Luật Phá sản 2014 quy định về các trường hợp Thẩm phán phải từ chối tham gia giải quyết phá sản như sau:
Từ chối hoặc thay đổi Thẩm phán trong quá trình giải quyết phá sản
1. Thẩm phán phải từ chối tham gia giải quyết phá sản hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau:
a) Đồng thời là người tham gia thủ tục phá sản; người đại diện, người thân thích của người tham gia thủ tục phá sản trong vụ việc phá sản đó;
b) Đã tham gia với tư cách Kiểm sát viên, Quản tài viên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia thủ tục phá sản, người giám định, thẩm định giá, định giá, người phiên dịch trong vụ việc phá sản đó;
c) Cùng trong một Tổ Thẩm phán giải quyết phá sản đó và là người thân thích với nhau;
d) Đã tham gia ra quyết định tuyên bố phá sản đối với vụ việc phá sản đó;
đ) Có căn cứ rõ ràng cho rằng Thẩm phán có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
2. Việc thay đổi Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân quyết định. Trường hợp Thẩm phán phụ trách việc phá sản là Chánh án thì việc thay đổi Thẩm phán do Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định. Quyết định thay đổi Thẩm phán của Chánh án là quyết định cuối cùng.
Như vậy, Thẩm phán phải từ chối tham gia giải quyết các vụ việc phá sản trong các trường hợp sau:
- Đồng thời là người tham gia thủ tục phá sản; người đại diện, người thân thích của người tham gia thủ tục phá sản trong vụ việc phá sản đó;
- Đã tham gia với tư cách Kiểm sát viên, Quản tài viên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia thủ tục phá sản, người giám định, thẩm định giá, định giá, người phiên dịch trong vụ việc phá sản đó;
- Cùng trong một Tổ Thẩm phán giải quyết phá sản đó và là người thân thích với nhau;
- Đã tham gia ra quyết định tuyên bố phá sản đối với vụ việc phá sản đó;
- Có căn cứ rõ ràng cho rằng Thẩm phán có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Ai có quyền thay đổi Thẩm phán trong quá trình giải quyết phá sản?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 10 Luật Phá sản 2014 quy định như sau:
Từ chối hoặc thay đổi Thẩm phán trong quá trình giải quyết phá sản
...
2. Việc thay đổi Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân quyết định. Trường hợp Thẩm phán phụ trách việc phá sản là Chánh án thì việc thay đổi Thẩm phán do Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định. Quyết định thay đổi Thẩm phán của Chánh án là quyết định cuối cùng.
Nếu như Thẩm phán không từ chối giải quyết vụ việc phá sản nếu thuộc các trường hợp nêu trên thì Chánh án Tòa án nhân dân của Thẩm phán đó có quyền thay đổi Thẩm phán để giải quyết vụ việc phá sản đó.
Việc thay đổi Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân quyết định. Trường hợp Thẩm phán phụ trách việc phá sản là Chánh án thì việc thay đổi Thẩm phán do Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp quyết định. Quyết định thay đổi Thẩm phán của Chánh án là quyết định cuối cùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?