Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành quy định Luật phá sản

Số hiệu: 03/2016/NQ-HĐTP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Người ký: Trương Hòa Bình
Ngày ban hành: 26/08/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao vừa ban hành Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn Luật phá sản, bao gồm: tài sản, người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài; vụ việc phá sản có tính chất phức tạp; tham khảo quyết định giải quyết phá sản; biện pháp khẩn cấp tạm thời; phá sản tổ chức tín dụng.

 

1. Về tài sản ở nước ngoài, người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài

 
- Theo Nghị quyết số 03/2016 thì tài sản ở nước ngoài là tài sản theo Bộ luật dân sự ở ngoài lãnh thổ Việt Nam vào thời điểm thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
 
- Người tham gia ở nước ngoài gồm: Cá nhân không mặt tại Việt Nam; pháp nhân không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc không có người đại diện theo quy định của pháp luật tại Việt Nam vào thời điểm thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
 

2. Vụ việc phá sản có tính chất phức tạp

 
Nghị quyết 03/NQ-HĐTP hướng dẫn vụ việc phá sản có tính chất phức tạp là vụ việc không thuộc các trường hợp tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 8 của Luật phá sản và thuộc một trong các trường hợp sau:
 
+ Có từ trên 300 lao động trở lên hoặc có vốn điều lệ từ trên 100 tỷ đồng trở lên;
 
+ Là tổ chức tín dụng; doanh nghiệp, hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; doanh nghiệp quốc phòng, an ninh;
 
+ Là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;
 
+ Có khoản nợ được Nhà nước đảm bảo hoặc liên quan đến việc thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận với nước ngoài;
 
+ Có giao dịch bị yêu cầu tuyên bố là vô hiệu.
 

3. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời

 
Nghị quyết 03/2016 hướng dẫn cụ thể việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo đó:
 
+ Quyết định cho bán đối với những hàng hóa nếu không xử lý ngay sẽ bị hư hỏng, không bán được hoặc hết thời hạn sử dụng theo quy định;
 
+ Quyết định cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác khi hoa màu ở thời kỳ thu hoạch; sản phẩm, hàng hóa khác không bảo quản được lâu;
 
+ Kê biên tài sản nếu có căn cứ có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc tài sản có khả năng bị mất mát hoặc mất giá trị;
 
+ Quyết định phong tỏa tài khoản khi có tài khoản;
 
+ Quyết định phong tỏa tài sản khi có tài sản được gửi giữ;
 
+ Quyết định niêm phong kho, quỹ, thu giữ và quản lý sổ kế toán, tài liệu liên quan khi cần thiết;
 
+ Quyết định cấm thay đổi hiện trạng tài sản khi có căn cứ cho thấy có hành vi tháo gỡ, lắp ghép hoặc hành vi khác làm giảm sút hoặc mất giá trị tài sản;
 
+ Và các biện pháp khác theo Nghị quyết 03.
 

4. Quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản

 
Theo Nghị quyết số 03, trong vòng 30 ngày kể từ ngày lập xong danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, bảng kê tài sản thì Thẩm pháp phải tiến hành các việc sau trước khi ra quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản:
 
+ Kiểm tra lại việc lập danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, bảng kê tài sản;
 
+ Kiểm tra việc hoàn trả khoản vay đặc biệt theo quy định.
 
 
Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐTP có hiệu lực ngày 16/9/2016.

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2016/NQ-HĐTP

Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2016

NGHỊ QUYẾT

HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT PHÁ SẢN

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân số 62/2014/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2014;

Để áp dụng đúng và thống nhất một số quy định của Luật phá sản số 51/2014/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2014;

Sau khi có ý kiến thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này hướng dẫn thi hành một số quy định tại Điều 8, khoản 14 Điều 9, Điều 70 và Điều 104 của Luật phá sản.

Điều 2. Về tài sản ở nước ngoài, người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật phá sản

1. Tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự ở ngoài lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

2. Người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài gồm:

a) Cá nhân không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

b) Pháp nhân không có trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc không có người đại diện theo quy định của pháp luật tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Điều 3. Về vụ việc phá sản có tính chất phức tạp theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 của Luật phá sản và thẩm quyền giải quyết

1. Vụ việc phá sản có tính chất phức tạp là vụ việc không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 1 Điều 8 của Luật phá sản và doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có từ trên 300 (ba trăm) lao động trở lên hoặc có vốn điều lệ từ trên 100.000.000.000 (một trăm tỷ đồng) trở lên;

b) Là tổ chức tín dụng; doanh nghiệp, hợp tác xã cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích; doanh nghiệp quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

c) Là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

d) Có khoản nợ được Nhà nước bảo đảm hoặc có liên quan đến việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, văn bản thỏa thuận về đầu tư với cơ quan, tổ chức nước ngoài;

đ) Có giao dịch bị yêu cầu tuyên bố là vô hiệu theo quy định tại Điều 59 của Luật phá sản.

2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện lấy lên để giải quyết phá sản đối với vụ việc thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này.

3. Tòa án nhân dân cấp huyện sau khi nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại khoản 1 Điều này thì căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 32 của Luật phá sản làm văn bản đề nghị gửi kèm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tài liệu, chứng cứ cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xem xét thụ lý, giải quyết; đồng thời, thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

4. Trường hợp Tòa án nhân dân cấp huyện đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đúng thẩm quyền nhưng trong quá trình giải quyết phá sản có sự thay đổi nơi cư trú, địa chỉ của người tham gia thủ tục phá sản hoặc xuất hiện tình tiết mới làm cho vụ việc phá sản thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật phá sản và hướng dẫn tại khoản 1 Điều này thì Tòa án nhân dân cấp huyện vẫn tiếp tục giải quyết.

Điều 4. Về tham khảo quyết định giải quyết phá sản trước đó trong vụ việc phá sản tương tự quy định tại khoản 14 Điều 9 của Luật phá sản

1. Khi giải quyết vụ việc phá sản, Thẩm phán phải nghiên cứu, áp dụng án lệ đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao công nhận theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28-10-2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ đối với vụ việc phá sản tương tự.

2. Thẩm phán có thể tham khảo quyết định giải quyết vụ việc phá sản của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, có tính chất tương tự với vụ việc phá sản đang giải quyết để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong giải quyết phá sản.

Điều 5. Về biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 70 của Luật phá sản

1. Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn theo quy định tại Điều 5 của Luật phá sản, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết phá sản ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 1 Điều 70 của Luật phá sản để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc phá sản.

Trường hợp do tình thế khẩn cấp, để ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể tiến hành đồng thời với việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

2. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng như sau:

a) Quyết định cho bán hàng hóa dễ bị hư hỏng, hàng hóa sắp hết thời hạn sử dụng, hàng hóa không bán đúng thời điểm sẽ khó có khả năng tiêu thụ khi hàng hóa là thực phẩm tươi sống, dễ bị phân hủy, khó bảo quản; hàng hóa dễ cháy, nổ (xăng, dầu, khí hóa lỏng và các chất dễ cháy, nổ khác); thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật mà hạn sử dụng còn dưới 60 ngày; thực phẩm đã qua chế biến và các loại hàng hóa khác mà hạn sử dụng còn dưới 30 ngày; hàng hóa có tính chất thời vụ (hàng tiêu dùng theo mùa, phục vụ lễ, tết), hàng điện tử cao cấp (các loại máy tính, điện thoại thông minh) và các loại hàng hóa, vật phẩm khác nếu không xử lý ngay sẽ bị hư hỏng, không bán được hoặc hết thời hạn sử dụng;

b) Quyết định cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác khi hoa màu ở thời kỳ thu hoạch; sản phẩm, hàng hóa khác không thể bảo quản được lâu dài;

c) Kê biên tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi có căn cứ cho thấy có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc tài sản có khả năng bị mất mát hoặc mất giá trị. Trường hợp tài sản bị kê biên cần được giữ nguyên trạng, đầy đủ, bí mật thì biện pháp kê biên phải được tiến hành đồng thời với niêm phong.

Việc kê biên, niêm phong tài sản phải được lập biên bản và giao trách nhiệm quản lý tài sản cho doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu mở thủ tục phá sản; Quản tài viên; doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; người đang chiếm hữu, sử dụng tài sản hợp pháp hoặc được thu giữ, bảo quản tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền (đối với trường hợp tài sản đang được bảo quản tại cơ quan thi hành án dân sự) cho đến khi có quyết định của Tòa án;

d) Quyết định phong tỏa tài khoản của doanh nghiệp, hợp tác xã tại ngân hàng khi doanh nghiệp, hợp tác xã có tài khoản tại ngân hàng, kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng khác;

đ) Quyết định phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ khi doanh nghiệp, hợp tác xã có tài sản được gửi giữ bởi cá nhân, tổ chức khác;

e) Quyết định niêm phong kho, quỹ, thu giữ và quản lý sổ kế toán, tài liệu liên quan của doanh nghiệp, hợp tác xã khi cần thiết phải giữ nguyên trạng kho, quỹ, sổ kế toán, tài liệu đó;

g) Quyết định cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán khi có căn cứ cho thấy có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đó;

h) Quyết định cấm thay đổi hiện trạng đối với tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán khi có căn cứ cho thấy có hành vi tháo gỡ, lắp ghép hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó dẫn đến việc làm giảm sút hoặc mất giá trị của tài sản;

i) Quyết định cấm hoặc buộc doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân, tổ chức khác có liên quan thực hiện một số hành vi nhất định khi có căn cứ cho thấy việc thực hiện hoặc không thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định của họ sẽ làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ việc phá sản, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan;

k) Quyết định buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động khi cần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động về tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

l) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác theo quy định của pháp luật khi biện pháp đó được quy định tại luật khác ngoài quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều 70 của Luật phá sản.

3. Thủ tục áp dụng, thay đổi, hủy bỏ, thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời; hiệu lực của quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định của Luật phá sản, pháp luật về tố tụng dân sự và pháp luật về thi hành án dân sự.

4. Tòa án ra ngay quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn;

b) Tòa án ra quyết định không mở thủ tục phá sản;

c) Tòa án ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;

d) Tòa án ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 95 của Luật phá sản;

đ) Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;

e) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng theo quy định của pháp luật.

5. Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng:

a) Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình; trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự;

b) Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì Tòa án phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 113 của Bộ luật tố tụng dân sự;

c) Cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì bị xử lý trách nhiệm theo quy định tại Điều 129 của Luật phá sản.

Điều 6. Về quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản quy định tại Điều 104 của Luật phá sản

1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản lập xong danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, bảng kê tài sản của tổ chức tín dụng, Thẩm phán (Tổ Thẩm phán) phải tiến hành các hoạt động sau đây trước khi ra quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản:

a) Kiểm tra lại việc lập danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ, bảng kê tài sản của tổ chức tín dụng bảo đảm được thực hiện đúng theo quy định tại Điều 64, Điều 65, Điều 67 và Điều 68 của Luật phá sản;

b) Kiểm tra việc hoàn trả khoản vay đặc biệt mà tổ chức tín dụng đã được vay của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng khác theo quy định của Luật tổ chức tín dụng.

2. Quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản phải ghi rõ các nội dung quy định tại Điều 108 của Luật phá sản và quyết định việc hoàn trả khoản vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổ chức tín dụng khác (nếu có).

3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định tuyên bố tổ chức tín dụng phá sản, quyết định này phải được gửi cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính; đồng thời, việc gửi và thông báo quyết định tuyên bố phá sản được thực hiện theo quy định tại Điều 109 của Luật phá sản.

Điều 7. Hiệu lực thi hành

1. Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 01 tháng 8 năm 2016 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 9 năm 2016.

2. Đối với yêu cầu mở thủ tục phá sản mà Tòa án đã thụ lý trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành nhưng chưa giải quyết thì áp dụng Nghị quyết này để giải quyết.

Đối với quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng hướng dẫn tại Nghị quyết này để làm căn cứ kháng nghị.

Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Ủy ban pháp luật của Quốc hội;
- Ủy ban tư pháp của Quốc hội;
- Ủy ban kinh tế của Quốc hội;
- Ban chỉ đạo CCTPTW;
- Ban Nội chính Trung ương;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ (02 bản);
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bộ Tư pháp;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Bộ Tài chính;
- Các TAND và TAQS;
- Các Thẩm phán TANDTC và các đơn vị thuộc TANDTC;
- Lưu: VT, Vụ PC&QLKH.

TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
CHÁNH ÁN




Nguyễn Hòa Bình

COUNCIL OF JUSTICES
THE SUPREME PEOPLE’S COURT
 
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No.: 03/2016/NQ-HDTP

Hanoi, August 26, 2016

 

RESOLUTION

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON BANKRUPTCY

THE COUNCIL OF JUSTICES OF THE SUPREME PEOPLE’S COURT 

Pursuant to the Law on organization of people’s courts No. 62/2014/QH13 dated November 24, 2014;

In proper and consistent enforcement of a number of articles of the Law on bankruptcy No. 51/2014/QH13 dated June 19, 2014;

After obtaining the consent from the Chief Procurator of the Supreme People’s Procuracy and the Minister of Justice.

RESOLVES:

Article 1. Scope

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. Overseas assets and entities as referred to in Point a Clause 1 Article 8 of the Law on bankruptcy

1. Overseas assets refer to assets defined in regulations of the Civil Code and located outside the territory of the Socialist Republic of Vietnam at the time when the petition for initiation of bankruptcy proceedings is entertained by the Court.

2. Overseas entities involved in bankruptcy proceedings consist of:

a) Individuals who are not present in Vietnam at the time the petition for initiation of bankruptcy proceedings is entertained by the Court;

b) Legal entities that do not have head offices, branches, representative offices or representatives as referred to by the laws in Vietnam at the time the petition for initiation of bankruptcy proceedings is entertained by the Court.

Article 3. Complicated bankruptcy cases as referred to in Point d Clause 1 Article 8 of the Law on bankruptcy and power to handle such complicated bankruptcy cases

1. Complicated bankruptcy cases includes bankruptcy cases other than those mentioned in Points a, b, c Clause 1 Article 8 of the Law on bankruptcy, and cases where an enterprise or co-operative requested to initiate bankruptcy proceedings:

a) has at least 300 (three hundred) employees, or has at least VND 100,000,000,000 (one hundred billion dongs) of charter capital of;

b) is a credit institution, or a business or co-operative providing public utility products and services, or a business servicing national defense and security defined in laws;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) has debts guaranteed by the Government or gets involved in the implementation of international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory, or written agreements on investment with foreign agencies or organizations;

dd) has a transaction subject to any claim for being declared invalid as referred to in Article 59 of the Law on bankruptcy.

2. Provincial people’s court may, at its discretion or upon the request of a district or higher-level people’s court, handle any of the complicated bankruptcy cases as regulated in Clause 1 of this Article for settlement.

3. Upon the receipt of a petition for initiation of bankruptcy proceedings for any of the cases regulated in Clause 1 of this Article, the district people’s court shall, based on regulations in Point c Clause 1 Article 32 of the Law on bankruptcy, send a written request, enclosed with the petition for initiation of bankruptcy proceedings and relevant documents and evidences, to the provincial people’s court having jurisdiction for consideration, and give written notices thereof to the petitioner for initiation of bankruptcy proceedings and the people’s procuracy of same level.

4. In case a petition for initiation of bankruptcy proceedings has been entertained by a district people's court within its jurisdiction but there is any change in residence or address of an involved entity or any new fact occurs while handling a bankruptcy case, which makes that case become one of the cases covered by Clause 1 Article 8 of the Law on bankruptcy and regulated in Clause 1 of this Article, the district people's court still remains competence to handle that bankruptcy case.

Article 4. Reference to precedent-establishing decisions made in similar bankruptcy case as referred to in Clause 14 Article 9 of the Law on bankruptcy

1. In course of settling bankruptcy cases, judges must consider applying precedents recognized by the Council of Justices of the Supreme People’s Court as regulated in the Resolution No. 03/2015/NQ-HDTP dated October 28, 2015 by the Council of Justices of the Supreme People’s Court on process for selecting, publishing and adopting precedents to similar bankruptcy cases.

2. Judges may refer to the Court’s bankruptcy decision, which has been already in force, or case precedents which are analogous to the case currently being handled, in order to ensure the consistent application of laws to the handling of bankruptcy cases.

Article 5. Imposition of interim injunctive relief as referred to in Article 70 of the Law on bankruptcy

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In emergency case, interim injunctive relief may be adopted at the same time a petition for initiation of bankruptcy proceedings is filed in order to prevent any serious consequences.

2. The following interim injunctive relief may be imposed as:

a) Decisions on granting permission to sell perishable goods, nearly-expired goods, goods unlikely to be consumed unless sold at the right time such as fresh foods, foods which are easily decomposed or hardly preserved; combustible, and explosive goods (such as petroleum, oil, liquefied petroleum gas and other combustible, and explosive substances); medicines, veterinary drugs and pesticides whose useful life remains less than 60 days; processed foods and other goods whose useful life remain less than 30 days; seasonal goods (such as seasonal consumable goods or goods served in public holidays or new year's festivals), luxury electronic products (computers, smart phones) and other goods and/or articles which shall be damaged, hardly be bought or whose useful life expires if they are not handled in a timely manner;

b) Decisions on granting permission for harvesting and selling farm products or other goods/ products in case farm products are at harvest time or other goods/products are hardly preserved for a long term;

c) Assets of an enterprise/co-operative shall be distrained if there are grounds that assets may be hided, destroyed or lost, or deteriorated.  In case distrained assets must preserve the status quo and kept in a sufficient and secret way, the distrainment and sealing must be executed at the same time.

Distraining and sealing-up assets must be documented and distrained and sealed assets shall be managed by the entity that is requested to initiate bankruptcy proceedings, or asset management officer, or asset management enterprise, or the person who has the legal right to own and use such assets, or those in the custody of a competent civil judgment enforcement agency (if such assets are kept at a competent civil judgment enforcement agency) until a court’s decision is made;

d) Decision on blockage of bank accounts of an entity is made when that entity has accounts opened at banks, state treasuries and/or other credit institutions;

dd) Decision on blockage of assets kept by a custodian is made in case an entity's assets are being maintained by another entity;

e) Decision on sealing of store and/or fund, seizure and management of accounting books and relevant documents is made in cases where the store and/or fund, keeping and management of accounting books and relevant documents must be kept unchanged;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

h) Decision on prohibition from change in current conditions of assets of an insolvent entity is made if there are grounds that the disassembling, assembling or other acts are executed to make change in current conditions of such assets resulting in deterioration of assets;

i) Decision on prohibiting other relevant entities from performing certain acts or forcing them to do certain acts is made when there are grounds that their acts may cause influence on the bankruptcy case and/or legitimate rights and interests of involved entities;  

k) Decision on compelling the employer to advance the salaries, wages, compensation, and occupational accident or disease benefits to the employees is made in necessary case to protect legitimate rights and interests of the employees with respect to their salaries, wages, compensation, and occupational accident or disease benefits as referred to by laws on labour, and occupational safety and hygiene;

l) Decision on imposition of other interim injunctive relief as referred to by laws is made if such measures are referred to by laws other than regulations in Points a, b, c, d, dd, e, g and h Clause 1 Article 70 of the Law on bankruptcy.  

3. Procedures for imposition, change, cancellation or implementation of interim injunctive relief; effect of decisions on imposition, change, cancellation or implementation of interim injunctive relief; complaints and handling of complaints about decisions on interim injunctive relief shall be governed by laws on bankruptcy, civil procedures and civil judgment enforcement.  

4. The court shall make a decision on cancelation of interim injunctive relief in the following cases:

a) The grounds for imposition of interim injunctive relief are invalid;

b) The court makes a decision on refusal to initiate bankruptcy proceedings;

c) The court makes a decision on suspension of bankruptcy proceedings;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) The cancelation is made at the request of the requester for imposition of interim injunctive relief;

e) A decision on imposition of interim injunctive relief is made inconsistently with the laws.

5. Responsibility for improper imposition of interim injunctive relief:

a) The person requesting the court to employ interim injunctive relief shall assume responsibility under the law for his/her request. If the improper imposition of interim injunctive relief causes damage to the entity who is liable to such measures or the third party, the requester for such interim injunctive relief must make compensation as referred to by the civil laws;

b) The court that improperly imposes interim injunctive relief and causes damage to the entity being liable to such measures or the third party must make compensation as referred to in Clause 2 and Clause 3 Article 113 of the Civil Code;

c) Entities committing violations against the law during the imposition of interim injunctive relief shall be handled as referred to in Article 129 of the Law on bankruptcy.

Article 6. Decisions to declare credit institutions bankrupt as referred to in Article 104 of the Law on bankruptcy

1. Within 30 days from the day on which the asset management officer or the asset management enterprise makes a complete lists of creditors and debtors and the inventory of assets of a credit institution, the judge (or a group of judges) must perform the following acts before a decision is made to declare a credit institution bankrupt:

a) Verify the lists of creditors and debtors and the inventory of assets of that credit institution to ensure that they are properly prepared as referred to in Articles 64, 65, 67 and 68 of the Law on bankruptcy;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. A decision to declare a credit institution bankrupt must include contents referred to in Article 108 of the Law on bankruptcy and decision on the repayment of special loans to the State Bank of Vietnam or other credit institutions (if any).

3. Within 10 working days from the date on which a decision to declare a credit institution bankrupt is made, this decision must be sent to the State Bank of Vietnam and its branch in province or city where that credit institution’s head office is located. At the same time the sending an announcement of decision on declaration of bankruptcy must be carried out as referred to in Article 109 of the Law on bankruptcy.

Article 7. Effect

1. This resolution has been approved by the Council of Justice of the Supreme People’s Court on August 01, 2016, and shall take effect as of September 16, 2016.

2. Petitions for initiation of bankruptcy proceedings which have been entertained by the Court before the effective date of this resolution but are still pending shall be governed by this resolution.

This resolution shall not be used as the basis for making appeals against decisions to declare enterprise/co-operatives bankrupt that took effect before the effective date of this resolution.

 

 

ON BEHALF OF THE COUNCIL OF JUSTICES
CHIEF JUSTICE




Nguyen Hoa Binh

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐTP ngày 26/08/2016 hướng dẫn quy định của Luật phá sản do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


57.584

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.82.128
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!