Tham ô, nhận hối lộ nhưng đã nộp lại tài sản thì có thoát án tử hình? Nhận hối lộ bao nhiêu tiền thì bị tử hình?
Tham ô, nhận hối lộ nhưng đã nộp lại tài sản thì có thoát án tử hình?
Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Tử hình
...
3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Đồng thời, căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP quy định về nguyên tắc xử lý đối với tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ như sau:
Nguyên tắc xử lý đối với tội phạm tham nhũng, tội phạm khác về chức vụ
...
2. Trong quá trình tố tụng, người phạm tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và đã hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì không áp dụng mức cao nhất của khung hình phạt mà người phạm tội bị truy tố, xét xử.
Như vậy, trường hợp người tham ô, nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì sẽ không thi hành án tử hình.
Theo đó, người phạm tội phải đồng thời có cả 2 điều kiện để không bị áp dụng mức cao nhất của khung hình phạt bị truy tố, cụ thể như sau:
- Thứ nhất, "chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ", tức là người phạm tội đã tự mình hoặc tác động để gia đình, người thân hoặc không phản đối việc gia đình nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô, nhận hối lộ sau khi phạm tội (khoản 7 Điều 2 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP).
- Thứ hai, "hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm", tức là người phạm tội chủ động cung cấp tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa cho việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm liên quan đến tội phạm mà họ bị buộc tội (khoản 8 Điều 2 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP).
- Hoặc "lập công lớn", tức là người phạm tội giúp cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, truy bắt, điều tra, xử lý tội phạm không liên quan đến tội phạm mà họ bị buộc tội; có phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị lớn được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận...(khoản 9 Điều 2 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP).
Tham ô, nhận hối lộ nhưng đã nộp lại tài sản thì có thoát án tử hình? Nhận hối lộ bao nhiêu tiền thì bị tử hình? (Hình ảnh Internet)
Nhận hối lộ bao nhiêu tiền trở lên thì bị tử hình?
Căn cứu theo khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội nhận hối lộ như sau:
Tội nhận hối lộ
...
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người nào nhận hối lộ là tiền trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên thì có thể bị tử hình.
Thời hiệu thi hành bản án đối với người bị kết án tử hình về tội nhận hối lộ là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 60 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về thời hiệu thi hành bản án như sau:
Thời hiệu thi hành bản án
1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.
2. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án được quy định như sau:
a) 05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống;
b) 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;
c) 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;
d) 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.
3. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với pháp nhân thương mại là 05 năm.
4. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
5. Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì thời hiệu thi hành bản án đối với người bị kết án phạt tù chung thân hoặc tử hình về tội nhận hối lộ là 20 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?