Tham gia liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thì có được hỗ trợ khuyến nông không?
- Các bên tham gia liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp có được hỗ trợ khuyến nông không?
- Nguồn kinh phí và mức hỗ trợ khuyến nông khi tham gia liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thực hiện theo quy định nào?
- Cùng một thời điểm, xây dựng mô hình khuyến nông có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác nhau thì xử lý như thế nào?
Các bên tham gia liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp có được hỗ trợ khuyến nông không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 98/2018/NĐ-CP về hỗ trợ khuyến nông, đào tạo, tập huấn và giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm như sau:
Hỗ trợ khuyến nông, đào tạo, tập huấn và giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm
1. Ngoài phần hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết quy định tại khoản 2 Điều 8, các bên tham gia liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ để thực hiện các nội dung sau:
a) Xây dựng mô hình khuyến nông;
b) Đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường;
c) Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm tối đa không quá 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm thông qua các dịch vụ tập trung của hợp tác xã;
d) Ngân sách hỗ trợ tối đa 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi.
...
Theo quy định trên, ngoài phần hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết theo quy định, các bên tham gia liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ để thực hiện các nội dung được quy định cụ thể trên. Trong đó có hỗ trợ để xây dựng mô hình khuyến nông.
Tham gia liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp có được hỗ trợ khuyến nông? (hình từ Internet)
Nguồn kinh phí và mức hỗ trợ khuyến nông khi tham gia liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thực hiện theo quy định nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 98/2018/NĐ-CP như sau:
Hỗ trợ khuyến nông, đào tạo, tập huấn và giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm
...
2. Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này, thực hiện theo quy định của các chương trình, dự án về khuyến nông; chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đối với hợp tác xã và nguồn vốn từ các chương trình, dự án hợp pháp khác.
3. Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ quy định tại các điểm c, d khoản 1 Điều này, thực hiện theo quy định của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nguồn vốn từ các chương trình, dự án hợp pháp khác.
Theo đó, nguồn kinh phí, mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ khuyến nông, cụ thể là xây dựng mô hình khuyến nông thực hiện theo quy định của các chương trình, dự án về khuyến nông; chương trình đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đối với hợp tác xã và nguồn vốn từ các chương trình, dự án hợp pháp khác.
Cùng một thời điểm, xây dựng mô hình khuyến nông có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác nhau thì xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 98/2018/NĐ-CP về các quy định về nguyên tắc ưu đãi, hỗ trợ như sau:
Các quy định về nguyên tắc ưu đãi, hỗ trợ
1. Đối với mỗi loại hình liên kết quy định tại Điều 4 Nghị định này, các bên tham gia liên kết ở nội dung nào thì được hưởng chính sách hỗ trợ ở nội dung đó. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các nội dung liên kết theo hợp đồng, dự án liên kết để quyết định hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này.
2. Mỗi bên tham gia liên kết được hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ mà bên đó thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng, dự án liên kết.
3. Trường hợp cùng một thời điểm, nội dung có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác nhau (kể cả từ các chương trình, dự án khác), đối tượng thụ hưởng được lựa chọn áp dụng chính sách ưu đãi, hỗ trợ có lợi nhất.
4. Ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, các địa phương chủ động cân đối bổ sung ngân sách địa phương, lồng ghép các chương trình, dự án để thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo quy định tại Nghị định này.
5. Nhà nước khuyến khích các nguồn vốn hỗ trợ hợp pháp khác để thúc đẩy liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Theo quy định về nguyên tắc ưu đãi, hỗ trợ, trường hợp cùng một thời điểm, xây dựng mô hình khuyến nông có nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ khác nhau (kể cả từ các chương trình, dự án khác), đối tượng thụ hưởng được lựa chọn áp dụng chính sách ưu đãi, hỗ trợ có lợi nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?