Thẩm định thiết kế biện pháp thi công phần ngầm công trình tại khu vực TP.HCM cần thông qua những nội dung nào? Chủ đầu tư có thể tự thẩm định không?
Phần ngầm công trình xây dựng là gì?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 44/2016/QĐ-UBND quy định về phần ngầm công trình xây dựng như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Phần ngầm công trình xây dựng là tầng hầm, bán hầm và các bộ phận của công trình nằm dưới mặt đất
2. Công trình liền kề là công trình nằm sát công trình có thi công phần ngầm, có chung hoặc không có chung bộ phận kết cấu (móng, cột, tường, sàn, mái) với công trình được xây dựng.
3. Công trình lân cận là các công trình ở gần vị trí xây dựng công trình có thi công phần ngầm, có thể bị ảnh hưởng lún, biến dạng hoặc bị các hư hại khác do thi công phần ngầm công trình gây ra.
Theo quy định vừa nêu thì phần ngầm công trình xây dựng là tầng hầm, bán hầm và các bộ phận của công trình nằm dưới mặt đất.
Thẩm định thiết kế biện pháp thi công phần ngầm công trình thông qua những nội dung nào? Chủ đầu tư có thể tự thẩm định không? (Hình từ Internet)
Bản thiết kế biện pháp thi công phần ngầm công trình phải đảm bảo được những nội dung gì theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 4 Quyết định 44/2016/QĐ-UBND thì thiết kế biện pháp thi công phần ngầm công trình phải phù hợp điều kiện địa chất, thủy văn, độ sâu phần ngầm, đảm bảo tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật liên quan, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng và phải có các nội dung sau:
(1) Biện pháp đảm bảo an toàn lao động, an toàn cho cộng đồng;
(2) Tính toán phạm vi ảnh hưởng (chiều rộng, chiều sâu) do biện pháp thi công phần ngầm gây ra ứng với các giai đoạn thi công. Việc tính toán phải căn cứ trên các tác động từ tất cả các hoạt động thi công được thực hiện, để đề xuất biện pháp xử lý phù hợp (như khoan, đào đất, bơm hạ nước ngầm, rung chấn, tải trọng lớn...);
(3) Kết quả khảo sát hiện trạng chất lượng các công trình liền kề và các công trình khác trong phạm vi ảnh hưởng;
(4) Hệ thống quan trắc biến dạng công trình và công trình lân cận thuộc phạm vi ảnh hưởng để thực hiện quan trắc trong suốt quá trình thi công;
(5) Quy trình thi công thử nghiệm, đánh giá tác động để có biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng trước khi thực hiện thi công nếu sử dụng phương pháp rung để hạ hoặc rút cọc, cừ;
(6) Phương án ứng phó sự cố sạt lở, lún nghiêng công trình lân cận;
(7) Biện pháp xử lý rác, chất thải phát sinh trong quá trình thi công; quy trình đảm bảo vệ sinh trong và ngoài công trường xây dựng; biện pháp khôi phục hiện trạng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật công cộng bị ảnh hưởng.
Thẩm định thiết kế biện pháp thi công phần ngầm công trình thông qua những nội dung nào? Chủ đầu tư có thể tự thẩm định không?
Căn cứ Điều 5 Quyết định 44/2016/QĐ-UBND quy định về việc phê duyệt thiết kế biện pháp thi công phần ngầm công trình như sau:
Phê duyệt thiết kế biện pháp thi công phần ngầm công trình
1. Chủ đầu tư tự thẩm định (nếu đủ năng lực) hoặc lựa chọn đơn vị có năng lực phù hợp, để thẩm tra thiết kế biện pháp thi công phần ngầm công trình làm cơ sở cho việc phê duyệt. Nội dung thẩm định hoặc thẩm tra phải bao gồm:
a) Sự tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật liên quan, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng;
b) Đánh giá về sự phù hợp, đầy đủ của bản vẽ thiết kế biện pháp thi công;
c) Đánh giá về tính toán khả năng chịu lực của các kết cấu phục vụ thi công;
d) Đánh giá về phạm vi, mức độ ảnh hưởng công trình lân cận của biện pháp thi công áp dụng;
đ) Đánh giá sự phù hợp của phương tiện, thiết bị phục vụ thi công;
e) Đánh giá về mức độ đảm bảo an toàn công trình và công trình lân cận của thiết kế biện pháp thi công;
g) Đánh giá về biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ trong quá trình thi công.
2. Trường hợp đã có các kết cấu phụ trợ thi công trong thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế biện pháp thi công phần ngầm phải được tư vấn thiết kế xem xét, cho ý kiến.
3. Nhà thầu thực hiện điều chỉnh, bổ sung thiết kế biện pháp thi công phần ngầm công trình theo các ý kiến thẩm định hoặc của tư vấn thẩm tra, tư vấn thiết kế trước khi trình chủ đầu tư phê duyệt.
4. Chủ đầu tư trước khi phê duyệt phải kiểm tra thiết kế biện pháp thi công, đảm bảo các điều kiện sau:
a) Nhà thầu đã hoàn chỉnh, bổ sung thiết kế biện pháp thi công theo đánh giá thẩm định hoặc của tư vấn thẩm tra, tư vấn thiết kế; có giải trình phù hợp về những nội dung không thống nhất.
b) Có biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ trong quá trình thi công xây dựng.
Như vậy, chủ đầu tư tự thẩm định (nếu đủ năng lực) hoặc lựa chọn đơn vị có năng lực phù hợp, để thẩm tra thiết kế biện pháp thi công phần ngầm công trình làm cơ sở cho việc phê duyệt.
Việc thẩm định thiết kế biện pháp thi công phần ngầm công trình thông qua những nội dung sau:
(1) Sự tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật liên quan, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng;
(2) Đánh giá về sự phù hợp, đầy đủ của bản vẽ thiết kế biện pháp thi công;
(3) Đánh giá về tính toán khả năng chịu lực của các kết cấu phục vụ thi công;
(4) Đánh giá về phạm vi, mức độ ảnh hưởng công trình lân cận của biện pháp thi công áp dụng;
(5) Đánh giá sự phù hợp của phương tiện, thiết bị phục vụ thi công;
(6) Đánh giá về mức độ đảm bảo an toàn công trình và công trình lân cận của thiết kế biện pháp thi công;
(7) Đánh giá về biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ trong quá trình thi công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?
- Gợi ý quà Tết dương lịch 2025? Những món quà tặng Tết dương lịch 2025 ý nghĩa? Tết Dương lịch 2025 vào ngày mấy âm lịch?