Thải các chất thải làm hư hại, ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của công trình hàng hải bị xử lý như thế nào?
Nguyên tắc bảo vệ công trình hàng hải
Điều 125 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định nguyên tắc bảo vệ công trình hàng hải như sau:
- Việc đầu tư xây dựng, quản lý khai thác, sửa chữa và bảo vệ công trình hàng hải phải tuân theo quy định có liên quan của pháp luật và các quy chuẩn kỹ thuật đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, công bố.
- Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi lập quy hoạch có ảnh hưởng đến công trình hàng hải phải gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ Giao thông vận tải.
- Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý khai thác công trình hàng hải phải có phương án bảo vệ công trình bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
+ Xác định phạm vi bảo vệ công trình hàng hải theo quy định của Bộ luật này;
+ Thiết lập báo hiệu hàng hải đối với công trình hàng hải;
+ Nhân lực; địa chỉ, số điện thoại liên hệ trong thực hiện bảo vệ công trình hàng hải;
+ Phương tiện, công cụ phục vụ việc bảo vệ công trình hàng hải;
+ Kế hoạch thực hiện bảo vệ công trình hàng hải và biện pháp kiểm tra, giám sát của chủ đầu tư hoặc người quản lý khai thác công trình;
+ Biện pháp xử lý khi xảy ra hư hỏng, tai nạn hàng hải, sự cố hoặc hành vi vi phạm ảnh hưởng đến an toàn trong khai thác công trình hàng hải;
+ Đề xuất nguyên tắc, cơ chế, cách thức phối hợp giữa chủ đầu tư hoặc người quản lý khai thác công trình với Cảng vụ hàng hải và cơ quan có thẩm quyền tại khu vực có công trình hàng hải.
Các hành vi bị cấm trong bảo vệ công trình hàng hải
Điều 4 Nghị định 143/2017/NĐ-CP quy định về các hành vi bị cấm trong bảo vệ công trình hàng hải như sau:
- Xếp, chứa các chất dễ cháy nổ, các chất nguy hại trái quy định có khả năng gây ăn mòn hoặc hư hỏng công trình hàng hải khi chưa được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thải các chất thải làm hư hại, ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của công trình hàng hải.
- Nạo vét trái phép trên luồng hàng hải, phạm vi bảo vệ luồng hàng hải, vùng nước cảng biển hoặc nạo vét không đúng yêu cầu kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận; thực hiện giám sát nạo vét và đổ bùn đất nạo vét không đúng quy định.
- Thực hiện hoạt động khai thác khoáng sản, cắm đăng đáy, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản trong luồng hàng hải và phạm vi bảo vệ công trình hàng hải.
- Lấn chiếm phạm vi bảo vệ công trình hàng hải.
- Thực hiện các hành vi gây cản trở việc quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ công trình hàng hải.
- Điều khiển tàu thuyền và phương tiện khác sai quy định gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình hàng hải.
- Các hành vi khác làm ảnh hưởng đến an toàn trong quản lý, khai thác công trình hàng hải.
- Các hành vi khác bị cấm theo quy định của pháp luật.
Tàu biển thải chất thải
Thải các chất thải làm hư hại, ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của công trình hàng hải bị xử lý như thế nào?
Điều 19 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định:
"3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Phá hủy, làm hư hỏng, tháo gỡ, trộm cắp cấu kiện, phụ kiện và các thiết bị của công trình hàng hải mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Làm hư hỏng, phá hủy, tự ý di chuyển hoặc làm giảm hiệu lực của các thiết bị báo hiệu hàng hải;
c) Điều khiển tàu thuyền và phương tiện khác sai quy định gây đâm va ảnh hưởng đến chất lượng công trình hàng hải.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Nổ mìn hoặc các vật liệu nổ khác trong phạm vi cảng biển, vùng nước cảng biển, luồng hàng hải khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Xếp, chứa các chất dễ cháy nổ, các chất nguy hại trái quy định có khả năng gây ăn mòn hoặc hư hỏng công trình hàng hải khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Khai thác khoáng sản, nạo vét trái phép trên luồng hàng hải, phạm vi bảo vệ luồng hàng hải, vùng nước cảng biển;
d) Thải các chất thải làm hư hại, ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của công trình hàng hải;
đ) Nạo vét trái phép trên luồng hàng hải, phạm vi bảo vệ luồng hàng hải, vùng nước cảng biển hoặc nạo vét không đúng yêu cầu kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xây dựng phương án bảo vệ công trình hàng hải hoặc buộc tổ chức thực hiện phương án bảo vệ công trình hàng hải đã được phê duyệt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này."
Theo đó, điểm d khoản 4 Điều 19 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định hành vi thải các chất thải làm hư hại, ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của công trình hàng hải bị xử phạt vi phạm hành chính từ 60-100 triệu đồng. Tuy nhiên, đây chỉ là mức phạt đối với cá nhân, còn đối với tổ chức mức xử phạt sẽ nhân đôi (Điều 5 Nghị định 142/2017/NĐ-CP). Đồng thời, buộc khôi phục lại tình trình trạng ban đầu đã bị thay đổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?