Tết trung thu năm 2022: Đảm bảo tăng cường thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết Trung thu?
Thực trạng việc sản xuất, kinh doanh trong dịp Tết Trung thu như thế nào?
Theo Công văn 784/TTrB-P1 năm 2022 chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết Trung thu có đề cập tới thực trạng việc sản xuất, kinh doanh trong dịp Tết Trung thu cụ thể như sau:
Năm 2022, nhờ kiểm soát tốt dịch Covid-19, tình hình kinh tế nước ta đã và đang được khôi phục, các hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung và sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm nói riêng đã dần phục hồi trở lại sau đại dịch. Tết Trung thu đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết Trung thu như bánh kẹo các loại, nước giải khát, … tăng cao, đặc biệt là bánh trung thu. Theo thông tin đại chúng, mặc dù còn gần 3 tuần nữa mới đến Tết Trung thu, nhưng thị trường bánh trung thu đã khá sôi động, đa dạng về chủng loại, mẫu mã và mức giá giúp người mua có nhiều sự lựa chọn, song tại một số địa phương như Hà Nội, Hà Nam, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, … đã phát hiện và thu giữ lượng lớn bánh trung thu trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Như vây, tết Trung thu đang đến gần, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết Trung thu như bánh kẹo các loại, nước giải khát, … tăng cao, đặc biệt là bánh trung thu.
Tết trung thu năm 2022: Đảm bảo tăng cường thực hiện công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết Trung thu? (Hình từ Internet)
Tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết Trung thu năm 2022?
Tại Công văn 784/TTrB-P1 năm 2022 chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết Trung thu hướng dẫn tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết Trung thu năm 2022 hướng dẫn cụ thể như sau:
Nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm trong sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết Trung thu, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng, Thanh tra Bộ Y tế - Thường trực BCĐ 389 Bộ Y tế đề nghị đồng chí Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bắc Ninh chỉ đạo đơn vị chức năng tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng trên địa bàn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm phục vụ tết trung thu. Trong đó, chú trọng các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng tiêu thụ nhiều trong dịp Tết Trung thu như bánh trung thu, bánh mứt kẹo các loại khác, nước giải khát; các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, thời vụ; việc quảng cáo, bán hàng online trên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử.
2. Tăng cường giám sát chủ động kiểm nghiệm an toàn thực phẩm, xác định sản phẩm không bảo đảm an toàn, thực hiện truy xuất nguồn gốc, xử lý nghiêm, triệt để theo đúng quy định.
3. Triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới theo các Chương trình, Kế hoạch của Ban Chỉ đạo địa phương đã ban hành và Thông báo 245/TB-VPCP ngày 11/8/2022 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2022 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
4. Phối hợp với cơ quan truyền thông, tăng cường tuyên truyền thông tin về hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng không đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Thường xuyên cập nhật danh sách các tổ chức, cá nhân vi phạm, thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, Trang thông tin điện tử của Sở Y tế, của đơn vị để mọi người dân biết.
5. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát nếu phát hiện các trường hợp vi phạm về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn; hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, …. yêu cầu xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Nếu phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu của tội phạm, đề nghị chuyển ngay hồ sơ vụ việc vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định.
Giải pháp về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới được quy định như thế nào?
Về giải pháp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới thì tại Thông báo 245/TB-VPCP quy định như sau:
- Thực hiện nghiêm các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng nhằm đấu tranh, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; xác định công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của tất cả các cấp, các ngành, kiên quyết không có vùng cấm trong công tác này; đồng thời, cần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống buôn lậu, gian lận thương mại ngay trong các lực lượng chức năng, xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật.
- Chủ động đánh giá thực trạng, tình hình kết quả, nhận diện, chỉ rõ những vấn đề nổi cộm, phức tạp về đối tượng, tuyến, địa bàn, lĩnh vực, mặt hàng trọng điểm, phương thức thủ đoạn mới về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhằm kịp thời tham mưu đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức thanh tra, kiểm tra, điều tra xác minh, tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp đánh trúng, đánh đúng đối tượng, chủ mưu cầm đầu, đường dây ổ nhóm, tụ điểm phức tạp nhằm răn đe, phòng ngừa chung. Xử lý nghiêm minh các hành vi lợi dụng thiên tai, dịch bệnh, đứt gãy chuỗi cung ứng, khan hiếm hàng cục bộ để đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, trục lợi, lừa dối người tiêu dùng.
- Chỉ đạo các lực lượng chức năng đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tăng cường phối hợp kết nối, chia sẻ thông tin phù hợp với tình hình mới
- Làm tốt công tác nghiệp vụ, đảm bảo phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ
- Đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả Kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử, tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử trên lãnh thổ Việt Nam.
- Các cơ quan thông tấn báo chí phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng phản ánh kịp thời, chính xác tình hình và kết quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; các biểu hiện tiêu cực, bất cập trong hoạt động của các cơ quan chức năng; đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật, vận động Nhân dân không tham gia, tiếp tay cho các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh hàng giả; lên án các hành vi lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ, tăng giá hàng hóa bất hợp lý…
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư dự án bất động sản có được ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác ký kết hợp đồng mua bán nhà ở trong dự án không?
- Mẫu thông báo thưởng lương tháng 13? Tải về thông báo thưởng? Lương tháng 13 có bắt buộc không?
- Quy trình đánh giá xếp loại thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp của các cấp công đoàn theo Hướng dẫn 90?
- Tiền học thêm được thu và quản lý thế nào theo Thông tư 29/2024? Cơ sở dạy thêm có trách nhiệm gì trong quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm?
- Hồ sơ quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình trong danh mục hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng bao gồm những gì?