Tết Trông trăng có phải là Tết Trung thu? Tết Trông trăng ngày bao nhiêu âm lịch? Tết Trông trăng có bắn pháo hoa không?
Tết Trông trăng có phải là Tết Trung thu? Tết Trông trăng ngày bao nhiêu âm lịch?
Tết Trung thu, còn được gọi là Tết Trông trăng, là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng và đặc sắc nhất của người Việt Nam. Lễ hội này diễn ra vào đêm rằm tháng 8 âm lịch hàng năm, khi trăng tròn và sáng nhất.
Nguồn gốc của Tết Trung thu có từ rất lâu đời, gắn liền với nền văn hóa nông nghiệp của người Việt. Trong ngày lễ này, các gia đình thường quây quần bên nhau để thưởng thức bánh trung thu - một loại bánh đặc trưng của lễ hội, có hình tròn tượng trưng cho sự viên mãn, đoàn tụ. Bánh trung thu có nhiều loại nhân khác nhau như đậu xanh, thập cẩm, hoặc nhân thịt, thường được ăn kèm với trà nóng.
Trẻ em thường cầm những chiếc đèn lồng đủ màu sắc, hình dáng như ngôi sao, con cá chép, hoặc hình mặt trăng, đi dạo quanh xóm làng. Âm thanh của trống múa lân và tiếng cười đùa của trẻ em tạo nên bầu không khí vui nhộn, rộn ràng.
Trong xã hội hiện đại, mặc dù có nhiều thay đổi, Tết Trung thu vẫn giữ được ý nghĩa văn hóa sâu sắc của mình. Nhiều công ty, trường học tổ chức các hoạt động vui chơi, biểu diễn văn nghệ để kỷ niệm ngày lễ này. Năm nay (2024), Tết Trung thu sẽ rơi vào Thứ ba, ngày 17 tháng 9 dương lịch.
Tải về Xem chi tiết Thư chúc Tết Trung thu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi các cháu thiếu niên, nhi đồng
*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Lưu ý:
Các ngày lễ lớn được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, theo quy định nêu trên thì rằm tháng 8 hay Tết Trung thu, Tết Trông trăng không phải là một trong những ngày lễ lớn trong năm.
Tết Trông trăng có phải là Tết Trung thu? Tết Trông trăng ngày bao nhiêu âm lịch? Tết Trông trăng có bắn pháo hoa không? (Hình từ Internet)
Tết Trông trăng có bắn pháo hoa không?
Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ được quy định tại Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP như sau:
Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
1. Tết Nguyên đán
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
3. Ngày Quốc khánh
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
4. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
a) Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.
5. Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
a) Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
6. Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
8. Trường hợp khác do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Theo đó, Tết Trông trăng (Tết Trung thu) không thuộc các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ.
Tuy nhiên, trường hợp được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định cho phép sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thì có thể bắn pháo hoa nổ vào Tết Trông trăng (Tết Trung thu).
Lưu ý:
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, cá nhân có thể sử dụng pháo hoa để chào mừng Tết Trông trăng (Tết Trung thu) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- Mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Tết Trông trăng người lao động có được nghỉ làm hưởng lương không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Tết Trông trăng (Tết Trung thu) ngày không phải là ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương do Nhà nước quy định.
Trường hợp, ngày Tết Trông trăng (Tết Trung thu) trúng vào ngày làm việc bình thường thì người lao động vẫn phải làm việc và không được nghỉ.
Tuy nhiên, người lao động có thể được phép nghỉ nếu chính sách công ty có quy định được nghỉ Tết Trông trăng (Tết Trung thu).
Ngoài ra, người lao động nếu có nhu cầu nghỉ vào ngày Tết Trông trăng (Tết Trung thu) thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?