Tết Tây 2024 được nghỉ 2 hay 3 ngày? Nghỉ Tết Tây 2024 cho người lao động làm việc vào ngày thứ 7 ra sao?
Tết Tây 2024 được nghỉ 2 hay 3 ngày?
Căn cứ Bộ luật Lao động 2019. Tại Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019 có liệt kê về các ngày nghỉ lễ, Tết của người lao động như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...
Như vậy, có thể thấy về mặt quy định, Tết Tây (Tết Dương lịch), người lao động chỉ được nghỉ 01 ngày và được hưởng nguyên lương vào ngày 01/01 dương lịch.
Tuy nhiên, vì Tết Tây 2024 rơi vào ngày thứ 02 nên nếu cộng dồn với ngày nghỉ cuối tuần (ngày nghỉ hằng tuần) thì ngày nghỉ Tết Tây 2024 của người lao động có thể được tăng lên là 02 hoặc 03 ngày.
Cụ thể như sau:
- Đối với người làm việc thứ 7 có ngày nghỉ hàng tuần là Chủ nhật thì thời gian nghỉ Tết Tây 2024 sẽ là 02 ngày (Ngày Chủ nhật và Ngày Tết Tây Thứ 2).
- Đối với người không làm việc thứ 7 (Có 2 ngày nghỉ hàng tuần là Thứ 7 và Chủ nhật) thì thời gian nghỉ Tết Tây 2024 là 03 ngày (Ngày Thứ 7, Chủ nhật và Ngày Tết Tây Thứ 2).
Ngoài ra, trong trường hợp người lao động có ngày nghỉ hàng tuần là một ngày khác (không phải thứ 7 hay chủ nhật) theo sự thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì thời gian nghỉ Tết Tây 2024 là 01 ngày. Nếu ngày nghỉ Tết Tây 2024 trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì được nghỉ bù vào ngày làm việc tiếp theo.
Tết Tây 2024 được nghỉ 2 hay 3 ngày? Nghỉ Tết Tây 2024 cho người lao động làm việc vào ngày thứ 7? (Hình từ Internet)
Nghỉ Tết Tây 2024 cho người lao động làm việc vào ngày thứ 7 ra sao?
Như đã đề cập, trường hợp người có đi làm thứ 7 nghỉ hằng tuần vào Chủ nhật thì lịch nghỉ Tết Tây 2024 được tính là 02 ngày (Ngày Chủ nhật và Ngày Thứ 2 - 01/01/2024).
Cụ thể lịch nghỉ Tết Tây 2024 cho người lao động làm việc thứ 7 như sau:
Chủ nhật (Ngày 31/12/2023) | Thứ hai (Ngày 01/01/2024) |
Bắt đầu đi làm lại vào ngày 02/01/2024.
Lưu ý: Đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngoài khu vực công, lịch nghỉ Tết Dương lịch 2024 nêu trên có thể thay đổi, tùy theo việc người lao động được bố trí ngày nghỉ hằng tuần vào ngày nào.
Quy chế thưởng Tết có phải công khai đến người lao động?
Quy định về quy chế thưởng được thể hiện tại khoản 2 Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Thưởng
...
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Theo đó, người sử dụng lao động khi quyết định quy chế thưởng nói chung và quy chế thưởng Tết nói riêng thì cần phải công bố công khai quy chế thưởng đó tại nơi làm việc.
Đối với những nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (công đoàn cơ sở hoặc tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp) thì người sử dụng lao động cần phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện trước khi quyết định và công bố quy chế thưởng Tết.
Không công khai quy chế thưởng Tết thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Mức phạt tiền đối với hành vi không công khai quy chế thưởng được xác định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, khi không công khai quy chế thưởng Tết đến người lao động tại nơi làm việc trước khi thực hiện thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.
Tuy nhiên, theo Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt trên được áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân. Người sử dụng lao động là tổ chức khi vi phạm thì sẽ bị gấp 02 lần mức phạt.
Do đó, nếu tổ chức không công khai quy chế thưởng cho người lao động thì sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng.
Tổ chức bị xử phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong Nghị định này bao gồm:
- Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm, trừ trường hợp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Đơn vị sự nghiệp;
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân;
- Văn phòng thường trú của cơ quan báo chí nước ngoài, văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài hoặc tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam;
- Cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức quốc tế liên Chính phủ, trừ trường hợp được miễn xử phạt vi phạm hành chính theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Tổ chức phi chính phủ;
- Văn phòng đại diện hoạt động không sinh lời tại Việt Nam của tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, giáo dục, y tế, tư vấn pháp luật nước ngoài;
- Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở y tế, cơ sở văn hóa - xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?
- Người bị dẫn độ tạm thời có phải trả lại ngay cho Việt Nam sau khi quá trình tố tụng hình sự nước yêu cầu kết thúc không?