Tên gọi sau hợp nhất của một số sở, ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện dự kiến là gì?
- Tên gọi sau hợp nhất của một số sở, ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện dự kiến là gì?
- Mục đích, yêu cầu của việc sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện là gì?
- Định hướng, gợi ý về triển khai thực hiện việc sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện như thế nào?
Tên gọi sau hợp nhất của một số sở, ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện dự kiến là gì?
Theo định hướng, gợi ý việc sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quy định tại Mục II Công văn 24/CV-BCĐTKNQ18 năm 2024 thì tên gọi sau khi hợp nhất một số sở, ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được quy định như sau:
(1) Đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
- Hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính
+ Về tên gọi của Sở sau hợp nhất dự kiến là Sở Kinh tế - Tài chính
+ Về chức năng, nhiệm vụ: Sở Kinh tế - Tài chính tiếp nhận nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ của 02 Sở trước khi hợp nhất.
- Hợp nhất Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng
+ Về tên gọi của Sở sau hợp nhất dự kiến là Sở Xây dựng và Giao thông
+ Về chức năng, nhiệm vụ: Sở Xây dựng và Giao thông tiếp nhận nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ của 02 Sở trước khi hợp nhất.
- Hợp nhất Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
+ Về tên gọi của Sở sau hợp nhất dự kiến là Sở Nông nghiệp và Môi trường.
+ Về chức năng, nhiệm vụ: Sở Nông nghiệp và Môi trường tiếp nhận nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ của 02 Sở trước khi hợp nhất.
- Hợp nhất Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Khoa học và Công nghệ
+ Về tên gọi của Sở sau hợp nhất dự kiến là Sở Khoa học, Công nghệ và Truyền thông
+ Về chức năng, nhiệm vụ: Sở Khoa học, Công nghệ và Truyền thông tiếp nhận nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ của 02 Sở trước khi hợp nhất.
- Hợp nhất Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Nội vụ
+ Về tên gọi của Sở sau hợp nhất dự kiến là Sở Nội vụ và Lao động.
+ Về chức năng, nhiệm vụ: Sở Nội vụ và Lao động thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực Nội vụ và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ về lao động, tiền lương; việc làm; người có công; an toàn, vệ sinh lao động; bảo hiểm xã hội; bình đẳng giới.
(2) Đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Hợp nhất Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Phòng Nội vụ
+ Về tên gọi của Phòng sau hợp nhất dự kiến là Phòng Nội vụ và Lao động.
+ Về chức năng, nhiệm vụ: Phòng Nội vụ và Lao động tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của Phòng Nội vụ và chức năng, nhiệm vụ về lao động, tiền lương; việc làm; người có công; an toàn, vệ sinh lao động; bảo hiểm xã hội; bình đẳng giới từ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hiện nay.
Tên gọi sau hợp nhất của một số sở, ngành thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện dự kiến là gì? (Hình từ Internet)
Mục đích, yêu cầu của việc sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện là gì?
Theo quy định tại Mục I Công văn 24/CV-BCĐTKNQ18 năm 2024, mục đích, yêu cầu của việc sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện như sau:
Thứ nhất, về mục đích:
Sắp xếp, tinh gọn tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tương đồng với sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, liên thông trong quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực từ Trung ương đến cấp huyện;
Đồng thời, thực hiện sắp xếp giảm đầu mối bên trong gắn với giảm biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, có số lượng cơ cấu hợp lý, có phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thời kỳ mới.
Thứ hai, về yêu cầu:
- Quán triệt chủ trương, định hướng, chỉ đạo của Trung ương về việc sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; chú trọng công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong quá trình sắp xếp, đề xuất phương án kiện toàn tổ chức bộ máy. Làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, kịp thời quan tâm giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
- Xây dựng phương án, chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết để sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi có quyết định của cấp có thẩm quyền; bảo đảm việc sắp xếp không ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của cơ quan, tổ chức, đơn vị, không bỏ trống địa bàn, lĩnh vực, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động, đặc biệt các nhiệm vụ liên quan đến phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Người đứng đầu Tỉnh ủy (thành ủy), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về lộ trình, kế hoạch và kết quả thực hiện sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện của địa phương mình.
Thứ ba, về nguyên tắc:
- Bám sát định hướng sắp xếp theo yêu cầu của Nghị quyết số 18-NQ/TW, của Ban Chỉ đạo Trung ương; định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ.
- Tổ chức hợp lý các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, thực hiện nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính; đồng thời, rà soát, sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bên trong các sở, ban, ngành (phấn đấu giảm khoảng 15% số đầu mối tổ chức bên trong) theo định hướng của Trung ương, quy định của Chính phủ và phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng địa phương, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
- Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy cơ quan chuyên môn phải gắn với giảm biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thời kỳ mới.
Định hướng, gợi ý về triển khai thực hiện việc sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện như thế nào?
Định hướng gợi ý về triển khai thực hiện việc sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện được quy định tại khoản 4 Mục II Công văn 24/CV-BCĐTKNQ18 năm 2024 như sau:
(1) Đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, đơn vị của địa phương xây dựng Đề án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương và định hướng, gợi của Ban Chỉ đạo của Chính phủ; chuẩn bị kỹ lưỡng phương án nhân sự, chế độ chính sách, trụ sở, tài chính, tài sản, trang thiết bị, con dấu và các điều kiện bảo đảm khác để thực hiện được ngay sau khi Trung ương, Quốc hội thông qua (dự kiến Trung ương, Quốc hội sẽ họp trong tháng 02/2025). (2) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành xây dựng Đề án sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham mưu, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện về sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. (3) Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Phòng chuyên môn xây dựng Đề án sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. (4) Các địa phương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của cơ quan mình để trình cấp có thẩm quyền ban hành ngay sau khi có hướng dẫn thống nhất của Chính phủ, bảo đảm các điều kiện tiến hành đại hội đảng bộ các cấp. (5) Thời gian thực hiện: Các địa phương hoàn thành việc sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, bảo đảm đồng bộ với việc hoàn thành sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ (dự kiến hoàn thành trước 20/02/2025 và báo cáo kết quả về Bộ Nội vụ trước ngày 28/02/2025). Từ nay đến khi triển khai việc sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, Bộ Nội vụ sẽ căn cứ ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo của Chính phủ để tiếp tục hướng dẫn, bảo đảm việc sắp xếp hệ thống tổ chức bộ máy hành chính nhà nước được đồng bộ, thống nhất và phù hợp với yêu cầu thực tiễn trong tình hình mới. Đề nghị địa phương thực hiện nghiêm các nhiệm vụ được giao theo đúng yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương và chủ động xây dựng phương án sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo định hướng, gợi ý sắp xếp tại Văn bản này. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Nội vụ và các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực để tổng hợp, giải đáp theo quy định. Trên đây là một số nội dung định hướng, gợi ý sắp xếp, tinh gọn tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong quá trình thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Ngoài định hướng, gợi ý nêu trên, các địa phương căn cứ vào tình hình, đặc điểm của cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động nghiên cứu triển khai thực hiện việc sắp xếp theo thẩm quyền. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn hoàn thành sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện là khi nào?
- Viết đoạn văn giới thiệu về một nhân vật tài năng trong cuốn sách em đã đọc? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Thông tin cơ quan thuế có quyền truy cập tài khoản cá nhân là không đúng
- Mẫu đơn xin nghỉ phép Tết Âm lịch dành cho người lao động? Tải mẫu đơn xin nghỉ Tết Âm lịch ở đâu?
- Mẫu tờ trình thẩm định theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15? Cách ghi Mẫu tờ trình thẩm định theo Nghị định 175?