TCVN 5664:2009 về phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa? Có mấy cấp kỹ thuật đường thủy nội địa?
TCVN 5664:2009 về phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa?
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5664:2009 thay thế TCVN 5664:1992.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5664:2009 do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam biên soạn Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng quy định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Theo đó, tiêu chuẩn này quy định phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa. Áp dụng cho công tác quản lý, quy hoạch, xây dựng, cải tạo, nâng cấp và khai thác đường thủy nội địa; Xây dựng các công trình trên đường thủy nội địa và các công tác khác có liên quan đến đường thủy nội địa.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho việc phân cấp đường thủy nội địa dọc bờ biển và giữa các đảo.
TCVN 5664:2009 về phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa? Có mấy cấp kỹ thuật đường thủy nội địa? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc xác định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa thế nào?
Căn cứ Mục 3 Tiêu chuẩn TCVN 5664:2009 như sau:
Nguyên tắc xác định cấp kỹ thuật
3.1. Nguyên tắc 1: Cấp kỹ thuật tuyến đường thủy nội địa phải được xác định tương ứng với các thời kỳ quy hoạch.
3.2. Nguyên tắc 2: Yếu tố quyết định cấp kỹ thuật của tuyến đường thủy nội địa là trọng tải và kích thước tương ứng của đội tàu vận tải được lựa chọn để khai thác hiệu quả trên tuyến đó.
3.3. Nguyên tắc 3: Việc áp cấp cho liên tuyến nối kết các công, kênh được áp dụng như sau:
+ Trường hợp 70% của cấp theo quy hoạch và 30% còn lại đạt dưới cấp kỹ thuật liền kề, sẽ được áp cấp chung theo các cấp đã đạt được 70%.
+ Trường hợp dưới 70% của cấp theo quy hoạch, cả tuyến sẽ được áp cấp kỹ thuật dưới cấp liền kề theo quy hoạch.
Như vậy, việc xác định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa được thực hiện theo các nguyên tắc nêu trên.
Có mấy cấp kỹ thuật đường thủy nội địa?
Căn cứ tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn TCVN 5664:2009, hệ thống đường thủy nội địa được chia thành 7 cấp kỹ thuật, bao gồm: cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV, cấp V và cấp VI.
Cụ thể, vai trò và chức năng của các tuyến đường thủy nội địa ứng với các cấp kỹ thuật được xác định như sau:
Cấp kỹ thuật | Vai trò và chức năng của tuyến đường thủy nội địa |
Đặc biệt | là phần đường thủy nội địa của tuyến vận tải có thể khai thác hiệu quả đối với đoàn sà lan trên 4x600 tấn và phương tiện thủy nội địa có trọng tải trên 1.000 tấn. |
I | là phần đường thủy nội địa của tuyến vận tải có thể khai thác hiệu quả đối với đoàn sà lan đến 4x600 tấn và phương tiện thủy nội địa có trọng tải đến 1.000 tấn. |
II | là phần đường thủy nội địa của tuyến vận tải có thể khai thác hiệu quả đối với đoàn sà lan 4 x 400 tấn và 2 x 600 tấn và phương tiện thủy nội địa có trọng tải đến 600 tấn. |
III | là phần đường thủy nội địa của tuyến vận tải có thể khai thác hiệu quả đối với đoàn sà lan đến 2 x 400 tấn và phương tiện thủy nội địa có trọng tải đến 300 tấn. |
IV | là phần đường thủy nội địa của tuyến vận tải có thể khai thác hiệu quả đối với đoàn sà lan đến 2x100 tấn và phương tiện thủy nội địa có trọng tải đến 100 tấn. |
V | là phần đường thủy nội địa của tuyến vận tải có thể khai thác với cỡ phương tiện thủy nội địa có trọng tải đến 50 tấn. |
VI | là phần đường thủy nội địa của tuyến vận tải có thể khai thác với cỡ phương tiện thủy nội địa có trọng tải đến 10 tấn. |
Mực nước thiết kế đường thủy nội địa được quy định ra sao?
Căn cứ quy định tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn TCVN 5664:2009.
Mực nước thiết kế đường thủy nội địa được xác định như sau:
(1) Mực nước cao thiết kế
Mực nước cao thiết kế để xác định tĩnh không khoang thông thuyền dưới cầu, đường ống và đường dây điện bắc qua sông đối với:
- Vùng không có thủy triều:
+ Khoang thông thuyền dưới cầu và dưới đường ống là mực nước ứng với tần suất 5% trên đường tần suất lũy tích mực nước trung bình ngày.
+ Đường dây điện bắc qua sông là mực nước ứng với tần suất 1% trên đường tần suất lũy tích mực nước trung bình ngày.
- Vùng có thủy triều:
+ Khoang thông thuyền dưới cầu và dưới đường ống, là mực nước ứng với tần suất 5% trên đường tần suất lũy tích mực nước giờ.
+ Đường dây điện bắc qua sông, là mực nước ứng với tần suất 1% trên đường tần suất lũy tích mực nước giờ.
- Vùng giao thoa: tính cho 2 trường hợp trên, và lấy giá trị lớn hơn.
- Đối với vùng hồ chứa: mực nước cao thiết kế là mực nước khai thác (thiết kế) cao nhất của hồ.
Ghi chú: số liệu quan trắc không dưới 10 năm.
(2) Mực nước thấp thiết kế
Mực nước thấp thiết kế để xác định độ sâu, bề rộng và bán kính cong của luồng tàu cho các trường hợp sau:
- Vùng không có thủy triều và vùng hồ: là mực nước ứng với tần suất 95% trên đường tần suất lũy tích mực nước trung bình ngày.
- Vùng có thủy triều: là mực nước ứng với tần suất 98% trên đường tần suất lũy tích mực nước giờ.
- Vùng giao thoa: tính cho 2 trường hợp trên, và lấy giá trị lớn hơn.
Ghi chú: số liệu quan trắc không dưới 10 năm.
(3) Mực nước thiết kế đặc biệt
Trong trường hợp mực nước thiết kế khác với các quy định tại Mục 4.2.2 và 4.2.3 do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?