TCVN 4470:2012 về thiết kế bệnh viện đa khoa? Quy định chung khi thiết kế bệnh viện đa khoa là gì?
TCVN 4470:2012 về thiết kế bệnh viện đa khoa?
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4470:2012 được chuyển đổi từ TCXDVN 365:2007 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006 và điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 4470:2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố
Tiêu chuẩn TCVN 4470:2012 áp dụng để thiết kế mới, thiết kế cải tạo và nâng cấp các Bệnh viện đa khoa trên toàn quốc có quy mô trên 500 giường.
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp Bệnh viện đa khoa có những yêu cầu đặc biệt phải ghi rõ trong dự án đầu tư xây dựng công trình và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
TCVN 4470:2012 về thiết kế bệnh viện đa khoa? Quy định chung khi thiết kế bệnh viện đa khoa là gì? (Hình từ Internet)
Quy định chung khi thiết kế bệnh viện đa khoa là gì?
Căn cứ theo Mục 4 Tiêu chuẩn TCVN 4470:2012, bệnh viện đa khoa phải đáp ứng các quy định chung sau:
- Bệnh viện phải được thiết kế phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh phù hợp quy mô và quy chế quản lý, chuyên môn theo quy định hiện hành.
CHÚ THÍCH: Quy mô Bệnh viện được xác định phụ thuộc vào dân số trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý và phù hợp với quy hoạch mạng lưới bệnh viện đã được Bộ Y tế phê duyệt.
- Bệnh viện được thiết kế phù hợp với cấp công trình theo quy định về phân loại và phân cấp công trình dân dụng.
- Thiết kế, xây dựng Bệnh viện phải đảm bảo cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng, đảm bảo an toàn sinh mạng và sức khỏe cho người sử dụng và cộng đồng.
Yêu cầu chung về công trình thiết kế bệnh viện đa khoa ra sao?
Căn cứ tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn TCVN 4470:2012 như sau:
Nội dung công trình và giải pháp thiết kế
6.1. Yêu cầu chung
6.1.1. Nội dung công trình
- Khoa Khám bệnh đa khoa và điều trị ngoại trú;
- Khu Điều trị nội trú;
- Khu Kỹ thuật nghiệp vụ;
- Khu Hành chính quản trị;
- Khu Hậu cần kỹ thuật và Dịch vụ tổng hợp.
6.1.2. Yêu cầu về kích thước thông thủy
6.1.2.1. Chiều cao phòng
6.1.2.1.1. Chiều cao thông thủy tối thiểu của các gian phòng trong bệnh viện được quy định là 3,0 m và được phép thay đổi tùy theo yêu cầu của từng khoa trong bệnh viện.
Chiều cao thông thủy các phòng tắm rửa, xí tiểu, kho đồ vật bẩn không nhỏ hơn 2,4 m.
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp sử dụng điều hòa không khí cho phép giảm chiều cao để sử dụng tiết kiệm năng lượng. Nếu sử dụng thiết bị làm sạch không khí phải đảm bảo độ cao để lắp đặt thiết bị tùy theo yêu cầu cụ thể.
6.1.2.1.2. Chiều cao thông thủy của các khu vực trong khoa Phẫu thuật được quy định như sau:
- Chiều cao khu vô khuẩn, khu sạch: không thấp hơn 3,3 m;
- Chiều cao khu phụ trợ: không thấp hơn 3,0 m.
6.1.2.2. Hành lang
- Chiều rộng của hành lang giữa: không nhỏ hơn 2,4 m;
- Chiều rộng của hành lang giữa (có di chuyển giường đẩy, kết hợp chỗ đợi): không nhỏ hơn 3,0 m;
- Chiều rộng của hành lang bên: Không nhỏ hơn 1,8 m;
- Chiều rộng của hành lang bên (có di chuyển giường đẩy, kết hợp chỗ đợi): không nhỏ hơn 2,4 m;
- Chiều cao hành lang: không thấp hơn 2,7 m;
CHÚ THÍCH: Phải bố trí tay vịn hai bên hành lang trong bệnh viện để trợ giúp cho người khuyết tật và người bệnh. Độ cao lắp đặt tay vịn từ 0,75 m đến 0,8 m.
6.1.2.3. Cửa đi
- Chiều cao của cửa đi: không thấp hơn 2,1 m;
- Chiều rộng của cửa đi một cánh: không nhỏ hơn 0,9 m;
- Chiều rộng của cửa đi hai cánh: không nhỏ hơn 1,2 m;
- Chiều rộng của cửa đi chính vào các phòng mổ, đỡ đẻ, cấp cứu và chăm sóc tích cực: không nhỏ hơn 1,6 m;
- Chiều rộng của cửa đi chính của phòng chiếu chụp: không nhỏ hơn 1,4 m.
- Chiều rộng cửa phòng vệ sinh: không nhỏ hơn 0,8 m.
CHÚ THÍCH: Kích thước hành lang, cửa đi của các khoa tùy theo yêu cầu sử dụng được quy định riêng.
6.1.2.4. Cầu thang và đường dốc
Thiết kế cầu thang, đường dốc phải đảm bảo quy định về an toàn sinh mạng và sức khỏe cho người sử dụng [4] và đáp ứng yêu cầu sau:
- Chiều rộng của mỗi vế thang: không nhỏ hơn 2,1 m.
- Chiều rộng của chiếu nghỉ cầu thang: không nhỏ hơn 2,4 m.
- Độ dốc của đường dốc: không nhỏ hơn 1:10;
- Chiều rộng của đường dốc: không nhỏ hơn 2,1 m.
- Chiều rộng của chiếu nghỉ đường dốc: không nhỏ hơn 3,0 m;
- Tại lối ra vào chính phải có đường dốc dành cho người khuyết tật có chiều rộng: không nhỏ hơn 1,2 m.
6.1.2.5. Thang máy
- Kích thước thang máy (cabin) phải đủ cho cáng bệnh nhân và 04 người, chiều rộng x chiều dài: không nhỏ hơn 1,3 m x 2,1 m;
- Kích thước thang máy cho nhân viên, chiều rộng x chiều dài: không nhỏ hơn 1,1 m x 1,4 m;
- Chiều rộng của thang máy: không nhỏ hơn 0,9 m;
- Tốc độ thang máy cho bệnh nhân: không lớn hơn 0,75 m/s.
Như vậy, công trình thiết kế bệnh viện đa khoa phải đáp ứng các yêu cầu chung nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?