TCVN 10321:2014 về Đá xây dựng? Quy định chung khi xác định độ ẩm, độ hút nước của đá xây dựng trong phòng thí nghiệm?
Phạm áp dụng TCVN 10321:2014 về Đá xây dựng?
Tiêu chuẩn TCVN 10321:2014 về đá xây dựng do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Theo đó, tiêu chuẩn này quy định các phương pháp xác định độ ẩm và độ hút nước của các loại đá trong phòng thí nghiệm, dùng cho xây dựng.
Tiêu chuẩn TCVN 10321:2014 có sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
- Độ ẩm tự nhiên của đá (Natural water content of rock)
Hàm lượng nước có trong các lỗ rỗng của đá ở trạng thái tự nhiên, ký hiệu là Wtn, biểu thị bằng % khối lượng.
- Độ ẩm khô gió của đá (Air dry water content of rock)
Hàm lượng nước có trong các lỗ rỗng của đá đã được để khô gió ở điều kiện phòng thí nghiệm ít nhất là 5 ngày, ký hiệu là Wkg, biểu thị bằng % khối lượng.
- Độ ẩm bão hòa của đá (Saturated water content of rock)
Là hàm lượng nước có trong các lỗ rỗng của đá, đã được làm bão hòa bằng cách ngâm nước đến khối lượng không đổi, ký hiệu là Wbh, biểu thị bằng % khối lượng.
- Độ hút nước của đá (Water absorbing of rock)
Hàm lượng nước hút được của đá khi khí trong các lỗ rỗng đã được rút (hút) ra hết bằng máy bơm hút chân không, ký hiệu là Wht, biểu thị bằng % khối lượng.
TCVN 10321:2014 về Đá xây dựng? Quy định chung khi xác định độ ẩm, độ hút nước của đá xây dựng trong phòng thí nghiệm? (Hình từ Internet)
Quy định chung khi xác định độ ẩm, độ hút nước của đá xây dựng trong phòng thí nghiệm?
Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn TCVN 10321:2014, khi xác định độ ẩm, độ hút nước của đá xây dựng trong phòng thí nghiệm cần thực hiện theo các quy định chung sau:
(1) Mẫu đá dùng để thí nghiệm độ ẩm và độ hút nước trong phòng thí nghiệm phải đảm bảo chất lượng và số lượng theo quy định của TCVN 8733:2012. Tùy theo yêu cầu mà tiến hành thí nghiệm xác định loại độ ẩm của đá để phù hợp với mục đích sử dụng.
(2) Mẫu thí nghiệm (mẫu thử) độ ẩm, độ hút nước của đá cần có khối lượng khoảng từ 600 g đến 1000 g và phải được chọn lựa để đảm bảo tính đại diện về thành phần và cấu trúc của đá.
(3) Làm khô mẫu thử đến khối lượng không đổi bằng việc tiến hành sấy khô mẫu trong tủ sấy, ở nhiệt độ (110 ± 5) °C, đến khi khối lượng của mẫu sau 2 lần sấy và cân liên tiếp nhau có mức sai lệch không vượt quá 0,2 %; thông thường thời gian sấy được quy định như sau:
- Sấy trong khoảng 16 h - đối với mẫu thử xác định độ ẩm khô gió;
- Sấy trong khoảng 24 h - đối với các mẫu thử xác định độ ẩm tự nhiên, độ ẩm bão hòa và độ hút nước.
(4) Khi cân khối lượng ban đầu của mẫu thử ở các trạng thái thí nghiệm và khối lượng khô của mẫu thử (cùng với hộp đựng có nắp đậy), cần lấy chính xác đến 0,1g và phải cân trên cùng một cân.
Phương pháp xác định độ ẩm bão hòa của đá xây dựng được quy định thế nào?
Căn cứ tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn TCVN 10321:2014 như sau:
Phương pháp xác định độ ẩm bão hòa của đá
5.3.1. Nguyên tắc
Xác định chính xác khối lượng của mẫu thử đại diện đã được làm bão hòa bằng cách ngâm trong nước và khối lượng mẫu thử sấy khô đến khối lượng không đổi; từ đó, tính toán được độ ẩm bão hòa của đá.
5.3.2. Thiết bị, dụng cụ
Như nêu trong 5.1.2, và có thêm:
- nước cất hoặc nước sạch đã được khử khoáng và khử khí để ngâm mẫu;
- thùng sạch để ngâm mẫu.
5.3.3. Chuẩn bị mẫu
Tiến hành tương tự như được nêu tại 5.1.3 (không cần thiết phòng ngừa sự hao hụt, mất nước trong các lỗ rỗng vốn có của đá).
5.3.4. Cách tiến hành
5.3.4.1. Làm bão hòa nước cho mẫu thử theo trình tự sau:
a/ Đặt từng viên đá của mẫu vào thùng ngâm (chỉ đặt thành một lớp), rồi đổ nước vào thùng cho ngập 1/3 chiều cao các viên đá, để yên trong 24 h; tiếp theo, đổ nước vào thùng ngâm cho ngập đến 2/3 chiều cao các viên đá, để yên trong 24 h; cuối cùng, đổ nước vào thùng cho ngập quá đỉnh các viên đá khoảng 5 cm rồi để yên tiếp trong 24 h.
b/ Vớt mẫu ra, dùng khăn sạch và ẩm lau khô bề mặt các viên đá của mẫu rồi đặt chúng vào đúng hộp đựng đã được đánh số, theo 5.3.3. Cân xác định khối lượng của hộp kể cả nắp đậy và mẫu ở trong đó (g1), chính xác đến 0.1 g.
c) Sau đó, lại đặt các viên đá của mẫu thử vào thùng ngâm, để mẫu ngập sâu trong nước khoảng 5 cm. Cứ sau 24 h lại vớt mẫu ra, dùng khăn sạch và ẩm lau khô bề mặt các viên đá, rồi đặt chúng vào hộp đựng đã dùng trước đó để cân xác định khối lượng mẫu thử lần sau.
d/ Thực hiện như vậy cho đến khi kết quả của hai lần cân liên tiếp chênh lệch nhau không quá 0,2 % khối lượng của cả mẫu thì mẫu thử được coi là đã bão hòa nước. Kết quả của các lần cân được ghi chép đầy đủ vào Bảng A3 Phụ lục A.
5.3.4.2. Tính khối lượng của hộp (kể cả nắp đậy) và mẫu thử đã bão hòa nước (g1) bằng cách lấy giá trị trung bình của hai lần cân liên tiếp thỏa mãn điều kiện nêu tại 5.3.4.1d.
5.3.4.3. Sấy khô mẫu thử đến khối lượng không đổi rồi xác định khối lượng khô của mẫu (g2); các bước được tiến hành tương tự như được nêu từ 5.1.4.2 đến 5.1.4.4.
5.3.5. Biểu thị kết quả
Sử dụng công thức 1 để tính độ ẩm của đá; trong đó, độ ẩm tự nhiên (Wtn) được thay bằng độ ẩm bão hòa (Wbh).
5.3.6. Báo cáo thử nghiệm
Tương tự như nêu trong 5.1.6; trong đó, độ ẩm tự nhiên (Wtn) được thay bằng độ ẩm bão hòa (Wbh).
Như vậy, phương pháp xác định độ ẩm bão hòa của đá xây dựng được thực hiện theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?