Tàu biển là gì? Hiện nay thì việc bán các tàu biển có sử dụng nguồn vốn nhà nước được quy định như thế nào?
- Tàu biển Việt Nam là gì?
- Nguyên tắc bán tàu biển quy định thế nào?
- Hình thức bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước
- Quy trình bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước được quy định như thế nào?
- Thẩm quyền phê duyệt chủ trương, phê duyệt dự án, quyết định bán tàu biển
- Hồ sơ quyết định bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước
Tàu biển Việt Nam là gì?
Theo Điều 14 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 tàu biển Việt Nam:
- Tàu biển Việt Nam là tàu biển đã được đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam hoặc đã được cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam.
- Tàu biển Việt Nam có quyền và nghĩa vụ mang cờ quốc tịch Việt Nam.
- Chỉ có tàu biển Việt Nam mới được mang cờ quốc tịch Việt Nam.
Nguyên tắc bán tàu biển quy định thế nào?
Tại Điều 21 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định nguyên tắc bán tàu biển như sau:
- Việc bán tàu biển là hoạt động đầu tư đặc thù; quy trình, thủ tục bán tàu biển được thực hiện theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp Luật.
- Tàu biển được bán phải đáp ứng đầy đủ các Điều kiện về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo đảm lao động hàng hải và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp Luật Việt Nam và Điều ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.
Hình thức bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước
Điều 22 Nghị định 171/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP) quy định về hình thức bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước như sau:
- Hình thức mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
- Hình thức bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp Luật về đấu giá. Trường hợp đã áp dụng đầy đủ các quy định của pháp Luật về đấu giá mà vẫn không lựa chọn được người bán thì thực hiện bằng hình thức chào giá cạnh tranh theo thông lệ quốc tế với ít nhất 03 người chào giá là người bán trực tiếp hoặc người môi giới.
- Đối với dự án đóng mới tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp Luật về đấu thầu. Trường hợp đã áp dụng đầy đủ các quy định của pháp Luật về đấu thầu mà vẫn không lựa chọn được cơ sở hoặc nhà máy đóng tàu thì thực hiện bằng hình thức chào hàng cạnh tranh với ít nhất 03 cơ sở hoặc nhà máy đóng tàu hoặc đại diện nhà máy đóng tàu.
Như vậy, đối với việc bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước thì hình thức phải tuân theo quy định của pháp luật về đấu giá. Nếu sử dụng pháp luật về đấu giá vẫn không lựa chọn được người bán thì thực hiện bằng hình thức chào giá cạnh tranh theo thông lệ quốc tế với ít nhất 03 người chào giá là người bán trực tiếp hoặc người môi giới.
Bán tàu biển
Quy trình bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước được quy định như thế nào?
Điều 24 Nghị định 171/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bổ, sung bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP) quy định việc bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy trình sau:
- Phê duyệt chủ trương bán tàu biển;
- Xác định giá bán khởi điểm và dự kiến các chi phí liên quan đến giao dịch bán tàu biển;
- Lập, thẩm định, phê duyệt dự án bán tàu biển. Dự án bán tàu biển gồm các nội dung về sự cần thiết của việc bán tàu, số lượng, thông số kỹ thuật cơ bản của tàu, giá bán dự kiến, hình thức bán tàu và các nội dung cần thiết khác;
- Quyết định bán tàu biển;
- Hoàn tất thủ tục bán tàu biển.
Thẩm quyền phê duyệt chủ trương, phê duyệt dự án, quyết định bán tàu biển
Tại Điều 26 Nghị định 171/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP) quy định:
Đối với dự án bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước thì thẩm quyền phê duyệt chủ trương, phê duyệt dự án, quyết định bán tàu biển được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư và đầu tư công và các quy định tại điều lệ doanh nghiệp.
Hồ sơ quyết định bán tàu biển sử dụng vốn nhà nước
Và tại Điều 27 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định hồ sơ quyết định bán tàu biển, bao gồm cả tàu biển đang đóng, gồm:
- Tờ trình đề nghị bán tàu biển, trong đó nêu rõ kết quả giá bán tàu;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;
- Văn bản chấp thuận bán tàu của các tổ chức, cá nhân cho doanh nghiệp vay vốn, bảo lãnh cho doanh nghiệp liên quan đến tàu biển dự định bán hoặc của tổ chức, cá nhân đang nhận thế chấp tàu biển dự định bán;
- Bản sao các giấy chứng nhận về an toàn, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường của tàu do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Dự án bán tàu biển đã được phê duyệt kèm theo Quyết định phê duyệt dự án.
Như vậy, đối với việc bán tàu biển có sử dụng vốn nhà nước phải tuân thủ theo pháp luật về đấu giá và quy trình bắt buộc theo luật định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu quyết định cho thôi việc mới nhất 2025? Tải mẫu quyết định cho thôi việc năm 2025?
- Giao 3.212 biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An? Tải về phụ lục xem chi tiết?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình hạng 1 chuẩn Nghị định 175 được quy định như nào?