Tàu bay không người lái là gì? Phép bay đối với tàu bay không người lái gồm những nội dung nào?
Tàu bay không người lái là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 36/2008/NĐ-CP thì tàu bay không người lái là thiết bị bay mà việc điều khiển, duy trì hoạt động của chuyến bay không cần có sự tham gia điều khiển trực tiếp của phi công, tổ lái trên thiết bị bay đó.
Hồ sơ đề nghị cấp phép bay đối với tàu bay không người lái gồm những gì?
Tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp phép bay đối với tàu bay không người lái được quy định tại Điều 9 Nghị định 36/2008/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều 1 Nghị định 79/2011/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp phép bay
1. Tổ chức, cá nhân khi tổ chức hoạt động bay phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép bay. Hồ sơ đề nghị cấp phép bay bao gồm các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị cấp phép bay bằng tiếng Việt và tiếng Anh (theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định này).
b) Giấy phép hoặc giấy ủy quyền hợp pháp cho phép tàu bay, phương tiện bay thực hiện cất cánh, hạ cánh tại sân bay, khu vực trên mặt đất, mặt nước;
c) Các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến tàu bay, phương tiện bay.
2. Chậm nhất 07 ngày làm việc, trước ngày dự kiến tổ chức thực hiện các chuyến bay, các tổ chức cá nhân nộp đơn đề nghị cấp phép bay đến Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu.
3. Chậm nhất 07 ngày làm việc, trước ngày dự kiến tổ chức thực hiện các chuyến bay, các tổ chức cá nhân nộp đơn đề nghị sửa đổi lại phép bay đến Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu.
4. Bộ Quốc phòng quy định việc tổ chức tiếp nhận và giải quyết đơn đề nghị cấp phép bay, sửa đổi phép bay của các tổ chức, cá nhân, bảo đảm thuận tiện, nhanh chóng.
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp phép bay đối với tàu bay không người lái gồm những tài liệu sau:
+ Đơn đề nghị cấp phép bay bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
+ Giấy phép hoặc giấy ủy quyền hợp pháp cho phép tàu bay, phương tiện bay thực hiện cất cánh, hạ cánh tại sân bay, khu vực trên mặt đất, mặt nước.
+ Các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến tàu bay, phương tiện bay.
Tàu bay không người lái (Hình từ Internet)
Phép bay đối với tàu bay không người lái gồm những nội dung nào?
Theo Điều 10 Nghị định 36/2008/NĐ-CP thì phép bay đối với tàu bay không người lái gồm những nội dung sau:
- Tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của tổ chức, cá nhân được cấp phép bay.
- Đặc điểm nhận dạng kiểu loại tàu bay, phương tiện bay (bao gồm cả phụ lục có ảnh chụp, thuyết minh tính năng kỹ thuật của tàu bay hoặc phương tiện bay).
- Khu vực được tổ chức hoạt động bay, hướng bay, vệt bay.
- Mục đích, thời hạn, thời gian được tổ chức bay.
- Quy định về thông báo hiệp đồng bay; chỉ định cơ quan quản lý, giám sát hoặc điều hành bay.
- Các giới hạn, quy định an ninh, quốc phòng khác.
Ai có quyền yêu cầu đình chỉ hoạt động bay đối với tàu bay không người lái?
Người có quyền yêu cầu đình chỉ hoạt động bay đối với tàu bay không người lái được quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 36/2008/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp phép, từ chối, đình chỉ hoạt động bay như sau:
Thẩm quyền cấp phép, từ chối, đình chỉ hoạt động bay
1. Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu cấp phép, từ chối cấp phép cho các chuyến bay của tàu bay không người lái, các loại khí cầu bay không người điều khiển, các loại mô hình bay, các loại khí cầu có người điều khiển nhưng không cất, hạ cánh từ các sân bay được mở cho hoạt động dân dụng.
- Địa chỉ hộp thư liên lạc: số 1 Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;
- Số điện thoại liên hệ: 069 533200; 069 533105;
- Số fax: 04 7337994.
2. Trung tâm Quản lý điều hành bay Quốc gia, các Trung tâm Quản lý điều hành bay khu vực thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân và Cơ quan Phòng không thuộc các quân khu và Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phép yêu cầu đình chỉ hoạt động bay trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 12 Nghị định này.
Dẫn chiếu điểm b khoản 3 Điều 12 Nghị định 36/2008/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ quan quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay
...
3. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay:
a) Tổ chức thông báo hiệp đồng bay;
b) Ra lệnh đình chỉ bay nếu phát hiện tổ chức, cá nhân khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ vi phạm các giới hạn, quy định trong phép bay hoặc tổ chức hoạt động bay khi chưa được cấp phép;
c) Báo cáo cấp trên biện pháp xử lý và khắc phục những vi phạm về quản lý vùng trời, quản lý bay;
d) Phối hợp với cơ quan công an và chính quyền địa phương xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, an toàn hàng không.
...
Như vậy, Trung tâm Quản lý điều hành bay Quốc gia, các Trung tâm Quản lý điều hành bay khu vực thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân và Cơ quan Phòng không thuộc các quân khu và Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phép yêu cầu đình chỉ hoạt động bay đối với tàu bay không người lái.
Việc đình chỉ này được thực hiện trong trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân khai thác tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ vi phạm các giới hạn, quy định trong phép bay hoặc tổ chức hoạt động bay khi chưa được cấp phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?